THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG STADEXMIN

Thuốc Stadexmin

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Stadexmin. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc chống dị ứng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1. Stadexmin là thuốc gì?

  • Nhóm thuốc: Stadexmin là thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc chống dị ứng
  • Số Đăng ký: VD-20128-13
  • Công ty sản xuất: Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam.
  • Dạng bào chế: viên nén

2. Thành phần của thuốc Stadexmin

Thành phần:

Betamethasone …………………………………………..0,25mg

Dexchlorpheniramine maleate ………………………….2,00mg

Tá dược: Lactose monohydrate, croscarmellose natri, povidon K30, magnesi stearat, màu ponceau 4R, màu sunset yellow.

Betamethasone là một glucocorticoid có tác dụng chính trong điều trị các bệnh hen phế quản, quá mẫn nghiêm trọng, sốc phản vệ, viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ, viêm đa khớp. Ngoài ra, betamethasone cũng có tác dụng điều trị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh bạch cầu cấp tính.

Dexchlorpheniramine là một S-enantome mạnh của chlorpheniramine. Dexchlorpheniramine maleate có tác dụng điều trị các phản ứng dị ứng và sốc phản vệ.

3. Thuốc Stadexmin giá bao nhiêu?

Thuốc Stadexmin có giá 135.000 VNĐ/hộp, được bán tại nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất.

Thuốc Stadexmin là thuốc bán theo đơn, chính vì vậy bạn cần đảm bảo có đơn thuốc có bác sĩ khi mua thuốc.

4. Thuốc Stadexmin có tác dụng gì?

Thuốc Stadexmin là sự kết hợp giữa thuốc chống dị ứng và thuốc giảm đau – chống viêm, có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh dị ứng do nguyên nhân dị ứng, thường gặp ở đường hô hấp, da, mắt như: ngứa da, phát ban, nổi mẩn, mề đay, chảy nước mũi, ngứa mũi,…

Cơ chế tác dụng của thuốc:

  • Dexchlorpheniramine có tác dụng kháng histamin H1, giúp cân bằng dạng hoạt động và dạng không hoạt động của thụ thể histamin.
  • Thụ thể histamin cân bằng dạng hoạt động, còn Dexchlorpheniramine giúp cân bằng dạng không hoạt động. Từ đó ngăn cản các chất trung gian histamin gây dị ứng.
  • Betamethason có bản chất là corticosteroid, có tác dụng giảm đau, chống viêm rất mạnh, làm giảm nhanh các triệu chứng của dị ứng như sưng đỏ, ngứa ngáy.

5. Thuốc Stadexmin chữa bệnh gì?

Thuốc stadexmin được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch, bao gồm:

  • Tổn thương tự miễn ở mắt
  • Viêm nhiễm sau phẫu thuật
  • Phù nề
  • Hen phế quản
  • Viêm mũi dị ứng
  • Các bệnh về viêm khớp
  • Điều trị cùng với liệu pháp corticosteroid toàn thân.

6. Cách dùng Stadexmin là gì?

6.1. Liều dùng

Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ kê theo những liều dùng khác nhau:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
    • Liều khởi đầu: uống 1-2 viên mỗi lần, ngày uống 4 lần.Thời gian uống vào lúc sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
    • Lưu ý rằng, bạn không được dùng quá 8 viên một ngày.
  • Liều dùng với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi:
    • Uống ½ viên mỗi lần, uống 3 lần một ngày. Thời gian uống tốt nhất là vào lúc trước khi đi ngủ.
    • Lưu ý, không cho trẻ uống quá 4 viên một ngày.

Cách uống: Thuốc Stadexmin được sử dụng bằng đường uống. Khi uống, bạn nên uống với nhiều nước.

6.2. Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều:

  • Trường hợp bạn quên uống thuốc, hãy bổ sung ngay khi bạn nhớ ra. Nếu thời gian đó gần với thời gian uống của liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và tiếp tục sử dụng như chỉ định.
  • Bạn có thể đặt chuông hẹn giờ uống thuốc để không bị quên liều.

Quá liều:

  • Nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể gặp phải các biểu hiện xấu như: da xanh tím, tim loạn nhịp, trụy mạch, hôn mê. Điều này rất nguy hiểm nếu xảy ra ở trẻ em hoặc người cao tuổi.
  • Vì vậy, nếu không may sử dụng thuốc quá liều, bạn hoặc người nhà cần được đưa đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

7. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc nếu bạn có tiền sử mẫn cảm với Dexchlorpheniramine, Betamethasone hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc.

Không sử dụng thuốc với trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi.Nếu bạn đang điều trị với thuốc IMAO, bạn không được sử dụng kết hợp với Stadexmin.

Chống chỉ định sử dụng thuốc nếu bạn bị mắc các bệnh sau: loét dạ dày, tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang hay nhiễm nấm.

Vì sự an toàn của bản thân, bạn cần cung cấp các thông tin về sử dụng thuốc, về bệnh tật của mình trong thời gian qua để bác sĩ biết và có thể kê đơn hợp lý cho bạn.

8. Tác dụng phụ của thuốc Stadexmin

Ngoài các công dụng chính của thuốc, khi sử dụng Stadexmin, bạn cũng có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn. Các phản ứng phụ này chủ yếu do hai hoạt chất chính của thuốc gây ra.

Tác dụng phụ do Betamethasone gây ra:

  • Một số trường hợp bị nhiễm trùng, nhiễm độc: ảnh hưởng này làm tăng tính nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng thông qua việc ức chế các triệu chứng và tái phát bệnh lao.
  • Rối loạn nội tiết: ảnh hưởng này thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nó ức chế tăng trưởng ở trẻ nhỏ và gây hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: một điều mà nhiều người thường lo ngại đó là tăng cân. Không may khi tác dụng phụ của betamethasone gây ra là giảm khả năng dung nạp carbohydrate và gây tăng cân.
  • Rối loạn tâm thần: bao gồm các rối loạn về cảm xúc như cáu kỉnh, chán nản, hưng phấn, tâm trạng không tự chủ, các phản ứng tâm thần. Tỉ lệ người khảo sát có dấu hiệu này lên đến 5-6% người trưởng thành.
  • Rối loạn mắt: gây giảm tầm nhìn, tăng áp lực nội nhãn, phù nề, đục thủy tinh thể dưới màng cứng, làm trầm trọng thêm bệnh nấm nhãn khoa.
  • Rối loạn tiêu hóa: bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ như buồn nôn, khó tiêu, loét dạ dày, xuất huyết, viêm tụy cấp, nhiễm nấm candida.
  • Gây loãng xương, gãy xương đốt sống, thoái hóa xương, đứt gân, bệnh cơ gân.
  • Tăng bạch cầu, sốc phản vệ, tắc huyết khối, khó chịu.

Tác dụng phụ do Dexchlorpheniramine gây ra:

  • Bạn có thể gặp phải các biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, khô mũi, chán ăn, mệt mỏi, giảm tập trung. Ở trẻ em, có thể có dấu hiệu bồn chồn hoặc phấn khích.
  • Ngoài ra, trường hợp ít gặp, bệnh nhân có biểu hiện run, co giật, nhầm lẫn, ảo giác, bí tiểu, dễ bầm tím hoặc chảy máu, huyết áp cao nguy hiểm như nhức đầu dữ dội, ù tai, lo lắng, khó thở.

9. Khả năng tương tác của thuốc Stadexmin

  • Thuốc Stadexmin có thể bị giảm hiệu quả điều trị nếu bạn sử dụng cùng với một số thuốc làm tăng cường chuyển hóa corticosteroid như:
    • Rifampicin
    • Rifabutin
    • Carbamazepine
    • Phenobarbitone
    • Phenytoin
    • Primidone
    • Aminoglutethimide
    • Ephedrine
  • Khi dùng kết hợp Stadexmin với các thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ đường huyết, các tác dụng hạ đường huyết của acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu thiazide và carbenoxolone được tăng cường.
  • Tác dụng của thuốc chống đông máu coumarin được tăng cường khi sử dụng với Stadexmin
  • Sự thanh thải thận của salicylate được tăng lên bởi betamethasone và việc rút steroid có thể dẫn đến nhiễm độc salicylate.
  • Nếu dùng kết hợp với theophylin, thuốc chữa loét như carbenoxolone và thuốc chống nấm như amphotericin B sẽ làm tăng nguy cơ hạ kali máu.
  • Nếu bạn dùng thuốc với glycosid tim, độc tính có thể tăng khi hạ kali máu
  • Stadexmin làm ức chế tác dụng tăng trưởng của somatropin.
  • Sử dụng đồng thời Stadexmin và fluoroquinolone có thể dẫn đến tăng nguy cơ vỡ gân.
  • Sử dụng đồng thời betamethasone với quetiapine có thể dẫn đến tăng chuyển hóa quetiapine
  • Điều trị phối hợp với các thuốc ức chế CYP3A, bao gồm các sản phẩm có chứa cobicistat, dự kiến ​​sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ toàn thân. Nên tránh phối hợp trừ khi lợi ích vượt trội hơn nguy cơ tác dụng phụ, trong trường hợp đó bạn cần được theo dõi tác dụng phụ của corticosteroid toàn thân.
  • Khi dùng Stadexmin với thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO) kéo dài sẽ làm tăng tác dụng của Stadexmin, gây hạ huyết áp nghiêm trọng.
  • Rượu hoặc các chất gây ức chế thần kinh trung ương như thuốc ngủ, thuốc giảm đau opioid, thuốc chống loạn thần có thể tăng tác dụng khi sử dụng với Stadexmin.

10. Thận trọng khi dùng thuốc dị ứng Stadexmin

  • Đối với phụ nữ mang thai: betamethasone có thể dễ dàng vượt qua nhau thai. Khi sử dụng thuốc dị ứng Stadexmin có thể gây ra những bất thường về sự phát triển của thai nhi, bao gồm sứt môi, chậm phát triển, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của não bộ. Vì vậy, bác sĩ cần cân nhắc lợi ích điều trị bệnh cho mẹ và sức khỏe của thai nhi để có chỉ định điều trị tốt nhất.
  • Phụ nữ cho con bú: betamethasone có thể truyền qua sữa mẹ. Nếu bạn sử dụng Stadexmin trong một thời gian dài và đang cho con bú, bé của bạn có thể bị ức chế tuyến thượng thận. Do vậy, bạn và bác sĩ cần trao đổi kỹ về vấn đề này và nếu sử dụng thuốc, bạn nên ngừng cho con bú.
  • Lái xe, người điều khiển máy móc: Một tác dụng phụ không mong muốn của Stadexmin là nguy cơ gây ngủ gật. Bệnh nhân cần chú ý đảm bảo an toàn khi làm việc và lao động.
  • Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài, có thể bạn cần phải tăng hoặc giảm lượng natri và bổ sung kali, calci.
  • Khi dùng liệu pháp corticosteroid toàn thân, bạn có thể bị tăng nguy cơ mắc thủy đậu và nhiễm Herpes zoster. Không dùng vaccin sống với bệnh nhân đang sử dụng liệu pháp này, kể cả 3 tháng sau khi ngừng điều trị.
  • Người mắc bệnh lao tiềm ẩn cần được theo dõi chặt chẽ và cần dùng hóa dự phòng chống lao.
  • Bệnh nhân đái tháo đường, động kinh, bị suy gan, suy thận, rối loạn tâm thần, loãng xương hay có bệnh gây bí tiểu cần thận trọng khi sử dụng Stadexmin.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc dị ứng Stadexmin

Trong thành phần có thuốc ức chế miễn dịch, chính vì vậy không tiêm vaccine, đặc biệt là vaccine sống trong thời gian dùng thuốc.

Khi dùng trong thời gian dài, cần phải theo dõi bệnh nhân thường xuyên, bổ sung Kali, Ca và giảm Na nếu cần thiết (do thuốc Corticoid làm tăng bài tiết K).

Kiểm tra hạn sử dụng, màu sắc của thuốc trước khi sử dụng.

Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả.

Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

Bảo quản

  • Bảo quản trong bao bì kín, để nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh nắng mặt trời.
  • Để thuốc ở nơi cao, tránh tầm với của trẻ em.

12. Thuốc Stadexmin có chứa Betamethasone dùng có tốt không

Ưu điểm:

  • Stadexmin là sự kết hợp giữa thuốc giảm đau chống viêm Corticoid (Betamethasone) và thuốc kháng H1 (Dexchlorpheniramine maleate) nên tác dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
  • Giá không quá cao (thuốc có gis khoảng 80.000 đồng)

Nhược điểm:

  • Corticoid có nhiều tác dụng phụ, bạn cần đọc kỹ các thông tin về thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Stadexmin là thuốc bán theo đơn, nên bắt buộc phải có đơn thuốc của bác sĩ, bạn mới có thể mua thuốc

13. Phân biệt thuốc dị ứng Stadexmin thật giả

Để tránh mua phải thuốc nhái, thuốc kém chất lượng, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin ghi trên bao bì thuốc trước khi mua hàng để tránh tiền mất tật mang. Một số đặc điểm của thuốc bạn có thể tham khảo:

  • Màu sắc: đỏ, trắng và chữ màu xanh lam.
  • Có tem niêm phong hộp, không có dấu hiệu bị bóc hay mở.
  • Trên dòng chữ STADA có một hình cung màu đỏ.
  • Màu chữ sắc nét, không bị nhòe mực

Khi mua thuốc Stadexmin tại nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, nguồn gốc của thuốc. Liên hệ với đường dây nóng của MedPhar để được tư vấn miễn phí về thuốc và các thông tin liên quan đến bệnh bạn đang gặp phải

14. Tác dụng dược lý

14.1. Tác dụng dược lý của Betamethasone

Dược lực:

  • Betamethasone natri phosphate là một corticosteroid hoạt động với hoạt tính chống viêm tại chỗ.

Dược động học:

Hấp thụ:

  • Phần lớn các corticosteroid, bao gồm betamethasone, được hấp thu từ đường tiêu hóa.
  • Khi dùng tại chỗ, betamethasone cũng dễ dàng hấp thu qua con đường này

Chuyển hóa:

  • Corticosteroid không những được chuyển hóa chủ yếu ở gan mà còn ở thận và được bài tiết qua nước tiểu.
  • Các corticosteroid tổng hợp, chẳng hạn như prednison, đã tăng hiệu lực khi so sánh với các corticosteroid tự nhiên, do sự trao đổi chất chậm hơn và ái lực gắn với protein thấp hơn.

Phân bố:

  • Được phân bố nhanh đến các mô trong cơ thể
  • Betamethasone liên kết chủ yếu với globulin trong huyết tương.

Thải trừ:

  • Betamethasone được bài tiết ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu

14.2. Tác dụng dược lý của Dexchlorpheniramine maleate

Dược lực:

  • Dexchlorpheniramine là thuốc kháng histamin có đặc tính kháng cholinergic, có cấu trúc propylamin.

Dược động học:

Hấp thu:

  • Xảy ra chuyển hóa bước một qua gan, sinh khả dụng khoảng 25-50%.
  • Dexchlorpheniramine đạt nồng độ tối đa sau khi uống thuốc 2-6 giờ.

Phân bố:

  • Dexchlorpheniramine gắn chủ yếu với protein huyết tương (lên đến 72%)

Chuyển hóa:

  • Chuyển hóa chủ yếu tại gan, tạo gốc methyl không có tác dụng.
  • Dexchlorpheniramine được bài tiết dưới dạng không đổi chiếm khoảng 34%.

Thải trừ:

  • Thời gian bán hủy của Dexchlorpheniramine là 14-25 giờ.

15. Một số câu hỏi liên quan

  • Loét dạ dày có dùng Stadexmin được không?

Một tác dụng phụ của Stadexmin là gây viêm loét, xuất huyết dạ dày. Do vậy, bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ mới được sử dụng.

  • Tôi có thể mua betamethason qua quầy không?

Bạn có thể dễ dàng mua betamethasone tại quầy thuốc, tuy nhiên bạn cần có đơn thuốc của bác sĩ.

  • Stadexmin là một steroid?

Hoạt chất betamethasone có trong Stadexmin là một corticosteroid có tính kháng viêm, không phả là steroid.

Một số lựa chọn thay thế

Danh sách 20+ thuốc chống dị ứng hiệu quả khác dành cho bạn.

Nguồn tham khảo: https://www.ndrugs.com/?s=stadexmin&t=dosage

5/5 (1 Review)

One thought on “THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG STADEXMIN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *