Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Lertazin. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc chống dị ứng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.
1. Lertazin 5mg là thuốc gì
- Nhóm thuốc: Lertazin 5mg là một thuốc điển hình trong nhóm thuốc chống dị ứng, là thuốc đối kháng chọn lọc histamin H1.
- Số Đăng ký: SĐK thuốc Lertazin là VD-27701-17
- Nơi sản xuất: Đà Nẵng – Việt Nam
- Công ty sản xuất: Công ty CP Dược Danapha
- Dạng bào chế: viên nén bao phim
2. Thành phần của thuốc Lertazin
Thành phần:
Levocetirizine dihydrocloride ………………………………………5mg
Tá dược: lactose monohydrat, tinh bột sắn, povidon K30, sodium starch glycolat, aerosil, magnesi stearat, HPMC 606, HPMC 615, polyethylen glycol 6000.
Levocetirizine là thuốc đối kháng chọn lọc histamin H1 được sử dụng để điều trị một loạt các triệu chứng dị ứng. Levocetirizine có ái lực với thụ thể histamin lớn hơn so với cetirizin. Levocetirizine đã được FDA chấp thuận vào năm 1995.
3. Thuốc Lertazin 5mg giá bao nhiêu?
Thuốc Lertazin 5mg có giá 180.000 VNĐ/hộp, được bán tại nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc, tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất.
4. Thuốc Lertazin 5mg có tác dụng gì?
Thuốc Lertazin 5mg có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh dị ứng gây ra, bao gồm các triệu chứng do dị ứng thời tiết, dị ứng vật nuôi, dị ứng thức ăn, mề đay mạn tính.
Cơ chế phản ứng của thuốc:
- Lertazin là thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1. Cơ chế chính của thuốc trong điều trị các bệnh dị ứng là sự đối kháng cạnh tranh của histamin gắn với các thụ thể tế bào ở đầu dây thần kinh, cơ trơn và các tế bào tuyến.
- Trên cơ sở thí nghiệm in vivo và động vật, các loại thuốc được phân loại là chất đối kháng thụ thể H1 có tác dụng kháng cholinergic, an thần, gây tê cục bộ và chống 5-HT, có ảnh hưởng tốt đến các triệu chứng, xong cũng gây ra một số tác dụng phụ.
5. Thuốc Lertazin 5mg trị bệnh gì?
Thuốc Lertazin 5mg giúp bạn điều trị các triệu chứng dị ứng bao gồm:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính: làm giảm tình trạng chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi.
- Dị ứng ngoài da với biểu hiện là nổi mày đay, sưng đỏ, ngứa ngáy.
- Viêm kết mạc dị ứng: làm giảm tình trạng đau mắt đỏ, ngứa, sưng mắt, chảy nước mắt.
6. Liều dùng và cách dùng thuốc Lertazin
6.1. Liều dùng
- Đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: dùng 5mg mỗi ngày, tương đương 1 viên thuốc, uống vào buổi tối.
- Đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: 2 ngày uống 1 lần, mỗi lần dùng 5mg tương đương với 1 viên thuốc. Bạn không được bể đôi viên thuốc 5mg để dùng hàng ngày.
- Đối với bệnh nhân suy thận: chỉ nên dùng đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
- Suy thận nhẹ (ClCr = 50-80 ml/phút): liều đề nghị 2,5mg mỗi ngày, tương đương nửa viên thuốc, ngày uống một lần.
- Suy thận trung bình (ClCr = 30-50 ml/phút): liều đề nghị 2,5mg mỗi ngày, dùng cách ngày (một ngày uống một ngày nghỉ)
- Suy thận nặng (ClCr = 10-30 ml/phút): liều đề nghị 2,5mg, dùng hai lần một tuần.
Bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối (ClCr < 10 ml/phút) và bệnh nhân chạy thận nhân tạo không nên dùng levocetirizin.
- Đối với bệnh nhân suy gan: không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan.
6.2 Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều
- Trường hợp bạn quên liều, khi nhớ ra, bạn có thể bổ sung ngay liều còn thiếu.
- Nếu thời gian đó gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và tiếp tục sử dụng thuốc theo liều lượng quy định.
Quá liều
- Bạn không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nếu bạn có biểu hiện bất thường, cần được đưa đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp cấp cứu kịp thời.
7. Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc nếu bạn có tiền sử quá mẫn với Levocetirizine, Cetirizin hoặc bất kỳ thành phần nào có trong tá dược của thuốc.
Không sử dụng thuốc với bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối có độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút hoặc bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Không sử dụng thuốc với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi bị suy thận.
8. Tác dụng phụ của thuốc Lertazin
Trong các nghiên cứu trị liệu ở bệnh nhân từ 12 đến 71 tuổi, 15,1% bệnh nhân sử dụng Lertazin 5mg có ít nhất một phản ứng bất lợi. 91,6% trong số đó có các tác dụng phụ ở mức độ từ nhẹ đến trung bình:
- Một số biểu hiện có hại thường gặp (tỷ lệ trên 1%) gồm: đau đầu, khô miệng, mệt mỏi.
- Các trường hợp không phổ biến như suy nhược cơ thể hoặc đau bụng cũng có thể xảy ra.
- Tỷ lệ gặp tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, suy nhược phổ biến hợn khi dùng Levocetirizine 5mg so với giả dược.
- Đối với trẻ em sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi, một số tác dụng phụ thường gặp như:
- Rối loạn tiêu hóa: bệnh tiêu chảy, nôn, táo bón
- Rối loạn hệ thần kinh
- Rối loạn giấc ngủ
- Các tác dụng phụ thường gặp được báo cáo ở mọi độ tuổi được tổng hợp, gồm có:
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: mẫn cảm, sốc phản vệ
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: tăng sự thèm ăn
- Rối loạn tâm thần: kích động, ảo giác, trầm cảm, mất ngủ, ác mộng
- Rối loạn hệ thần kinh: co giật, dị cảm, chóng mặt, ngất, run
- Rối loạn thị giác: mờ mắt
- Rối loạn tim: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh
- Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: khó thở
- Rối loạn gan mật: viêm gan
- Rối loạn thận, tiết niệu: bí tiểu, khó tiểu
- Rối loạn da và mô dưới da: phù mạch, ngứa, nổi mẩn, mề đay
- Đau cơ, đau khớp
- Phù
9. Khả năng tương tác của thuốc Lertazin
- Không có các nghiên cứu cụ thể vể khả năng tương tác thuốc của Levocetirizine.
- Các nghiên cứu với hợp chất racemate cetirizine đã chứng minh rằng, khi dùng kết hợp cetirizin với antipyrine, azithromycin, cimetidine, diazepam, erythromycin, glipizide, ketoconazole andpseudoephedrine, không xảy ra bất kỳ phản ứng không mong muốn nào
- Một sự giảm nhỏ trong độ thanh thải của cetirizin đã được quan sát trong một nghiên cứu dùng kết hợp cetirizin với theophylline, trong khi việc sử dụng theophylin không bị thay đổi tác dụng khi dùng cetirizine đồng thời.
- Trong một nghiên cứu, khi dùng kết hợp ritonavir (600mg mỗi liều) và cetirizine (10mg/liều), khả năng hấp thu cetirizine tăng khoảng 40%, trong khi việc sử dụng ritonavir bị thay đổi một chút (giảm 11%) so với cetirizine.
- Mức độ hấp thu của Levocetirizine không giảm khi dùng thức ăn, mặc dù tốc độ hấp thu giảm.
- Ở những bệnh nhân nhạy cảm, việc sử dụng đồng thời Cetirizine hoặc Levocetirizine với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác có thể làm giảm sự tỉnh táo của người dùng.
10. Thận trọng khi dùng thuốc Lertazin
- Phụ nữ mang thai: các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác động có hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thai kỳ, sự phát triển của phôi thai, sự sinh sản hoặc sự phát triển sau sinh. Việc sử dụng Lertazin có thể được cân nhắc trong thai kỳ nếu cần thiết.
- Phụ nữ cho con bú: levocetirizine có thể được bài tiết qua sữa mẹ. Vì vậy, các mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng Lertazin. Bác sĩ cần cân nhắc mức độ quan trọng của sữa mẹ đối với bé và sức khỏe của người mẹ để có chỉ định tốt nhất.
- Đối với lái xe, người điều khiển máy móc: Các thử nghiệm lâm sàng đã cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy levocetirizine có ảnh hưởng đến sự tỉnh táo, phản ứng hoặc khả năng lái xe. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể bị buồn ngủ, mệt mỏi và suy nhược khi điều trị bằng levocetirizine. Do đó, nếu bạn có ý định lái xe, tham gia vận hành máy móc nên chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Bệnh nhân suy thận, suy gan: tùy mức độ của bệnh để điều chỉnh liều sao cho phù hợp.
11. Lời khuyên khi dùng thuốc Lertazin
Khi ngừng sử dụng thuốc có thể gây ngứa, đừng quá lo lắng vì nó sẽ hết sau 1 thời gian hoặc tiếp tục dùng.
Đối với những người cao tuổi kèm theo suy thận thì cần có có sự cho phép của bác sĩ vào phải luôn được theo dõi, giám sát.
Kiểm tra hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nếu màu sắc thuốc thay đổi hoặc bị chảy nước, bệnh nhân không được sử dụng thuốc..
Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả.
Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra.
Do dạng bàng chế là viên nén bao phim: do đó không được bẻ thuốc, nghiền thuốc khi uống.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, nhiệt độ dưới 30 độ C, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Để xa tầm với của trẻ em.
12. Thuốc Lertazin có tốt không?
Ưu điểm
- Sản phẩm là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2, ít lên hàng rào máu não nên ít gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương như các thế 1, làm giảm tình trạng buồn ngủ, đau đầu.
- Bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề quên liều vì thuốc Lertazin chỉ cần dùng 1 lần mỗi ngày, thay vì phải dùng nhiều lần mỗi ngày như các thuốc ở thế hệ 1.
Nhược điểm:
- Tuy nhiên khi sử dụng thuốc thế hệ H2, không có tác dụng chống nôn như thế hệ 1
- Giá tương đối cao (khoảng 180.000 đồng)
13. Phân biệt thuốc Lertazin thật giả?
Để tránh mua phải thuốc nhái, thuốc kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân khi mua thuốc cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Một số đặc điểm nhận dạng người mua có thể tham khảo:
- Nhãn trên vỉ 10 viên có in logo, tên thuốc. Màu sắc: màu xanh lá mạ, xanh lục.
- Vỏ hộp có in logo của nhà sản xuất màu trắng trên nền xanh đậm.
- Màu sắc chữ sắc nét, không bị nhòe mực
- Góc trái của hộp có các hình vuông màu vàng cam, in nhạt.
Khi mua thuốc Lertazin tại nhà thuốc MedPhar, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm, tin tưởng vào chất lượng thuốc, sự uy tín của nhà sản xuất và giá tiền của thuốc.
14. Dược lý
14.1. Dược động học
Dược động học của levocetirizine là tuyến tính với liều và độc lập với thời gian, với độ biến thiên giữa các thông số khá thấp.
Hấp thu:
- Levocetirizine hấp thu nhanh vào tế bào. Nồng độ cao nhất trong huyết tương đạt được 0,9 giờ sau khi dùng thuốc. Nồng độ cao nhất đạt 308 ng/ml và 270 ng/ml sau một liều 5mg.
- Mức độ hấp thu không phụ thuộc vào liều và không bị thay đổi bởi thực phẩm, nhưng nồng độ cao nhất của thuốc trong huyết tương bị giảm và trì hoãn.
Phân bố:
- Ở chuột và chó, nồng độ levocetirizine phân bố trong các mô cao nhất được tìm thấy ở gan và thận, thấp nhất trong khoang CNS.
Chuyển hóa:
- Con đường trao đổi chất bao gồm quá trình oxy hóa vòng thơm, N-, O- dealkyl hóa và liên hợp taurine.
- Các con đường Dealkyl hóa bởi CYP3A4 trong khi quá trình oxy hóa thơm liên quan đến nhiều đồng phân CYP.
- Levocetirizine không có tác dụng đối với các hoạt động của CYP isoenzyme 1A2, 2C9, 2C19, 2D6, 2E1 và 3A4 ở nồng độ cao hơn nồng độ đỉnh của Levocetirizine.
Thải trừ:
- Ở người trưởng thành, thời gian bán hủy là 7,9 ± 1,9 giờ. Độ thanh thải trung bình là 0,63 ml/phút/kg. Levocetirizine và các chất chuyển hóa được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 85,4% liều dùng.
- Bài tiết hoạt chất qua phân khoảng 12,9% liều dùng.
- Levocetirizine được bài tiết cả bằng cách lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận.
14.2. Dược lực
Nhóm dược lý: kháng histamin để sử dụng toàn thân, dẫn xuất piperazine, mã ATC: R06A E09.
Cơ chế hoạt động:
- Levocetirizine, một enantome (R) của cetirizine, là một chất đối kháng mạnh và chọn lọc của các thụ thể H1 ngoại vi.
- Levocetirizine có ái lực cao gấp 2 lần so với cetirizine (Ki = 6,3nmol / l). Levocetirizine tách khỏi các thụ thể H1 với thời gian bán hủy là 115 ± 38 phút.
- Các nghiên cứu về dược lực học ở những người tình nguyện khỏe mạnh chứng minh rằng, với một nửa liều, levocetirizine có hoạt tính tương đương với cetirizine, cả ở da và mũi.
Tác dụng dược lực học
- Hoạt tính dược lực học của levocetirizine đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm ngẫu nhiên, có kiểm soát:
- Trong một nghiên cứu so sánh tác dụng của levocetirizine 5mg, desloratadine 5mg, điều trị levocetirizine dẫn đến giảm đáng kể phản ứng phát ban trong 12 giờ đầu tiên và kéo dài trong 24 giờ so với desloratadine.
Hiệu quả lâm sàng và an toàn
Levocetirizine đã được chứng minh là cải thiện đáng kể các triệu chứng viêm mũi dị ứng, bao gồm tắc nghẽn mũi trong một số nghiên cứu.
15. Một số câu hỏi liên quan
-
Thuốc nào tốt hơn Lertazin hay Cetirizine?
Lertazin ít gây buồn ngủ hơn so với cetirizine.
-
Tôi có thể dùng Lertazin và Benadryl cùng nhau không?
Khi dùng kết hợp hai thuốc này có thể làm tăng tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, khó tập trung. Một số người, đặc biệt là người cao tuổi có thể bị suy giảm khả năng suy nghĩ, phán đoán và phối hợp vận động.
-
Có phải Lertazin gây tăng cân?
Một tác dụng phụ của Lertazin làm tăng cơn thèm ăn, có thể dẫn đến tăng cân.
-
Có phải Lertazin làm tôi buồn ngủ?
Mặc dù Lertazin là thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ, nhưng nó vẫn có thể gây buồn ngủ ở một số người. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc.
Một số lựa chọn thay thế
Bạn có thể xem thêm Top 20+ thuốc chống dị ứng an toàn, hiệu quả, cập nhật mới nhất của chúng tôi.
Nguồn tham khảo: https://www.medicines.org.uk/emc/product/9917/smpc
Thuốc này hiếm thật đấy, tìm mãi mới thấy, ra nhà thuốc họ kêu là đắt nên họ không nhập
Con tôi 5 tuổi có dùng thuốc này được không?