THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG CEDETAMIN

thuốc cedetamin

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Cedatamin. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc chống dị ứng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1. Thuốc Cedetamin thuốc gì

  • Thuốc Cedatamin là thuốc có có tác dụng chống dị ứng, gồm có 2 thành phần là thuốc kháng histamin h1 và thuốc giảm đau chống viêm corticoid
  • Số đăng ký thuốc cedetamin: VD-22906-15
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Công ty sản xuất: Công ty cổ dược phẩm Khánh Hòa
  • Dạng bào chế: viên nén, hộp 500 viên

Tham khảo danh mục thiết bị y tế

shopee

2. Thuốc viên Cedetamin hàm lượng gồm những gì

Thành phần:

Dexclorpheniramin maleat……… ……2mg

Betamethason……………………….0,25 mg

Tá dược: Tinh bột mì, Lactose, DST, Màu erythrosin, Magnesi stearat, Aerosil vừa đủ 1 viên

Dexclorpheniramin meleat là thuốc ức chế thụ thể Histamin, hoạt chất này có khả năng chống dị ứng và chống viêm

Betamethason là thuốc corticoid có tác dụng giảm đau, chống viêm và ức chế miễn dịch

3. Thuốc Cedetamin giá bao nhiêu?Mua ở đâu

Tại Nhà thuốc Medphar, giá thuốc Cedetamin là 100.000 đồng một lọ 500 viên nén. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng 24/7. Cam kết phân phối sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất. Ngoài ra bạn có thể ghé thăm trang Shopee của chúng tôi để tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ chính hãng.

4. Thuốc Cedetamin có tác dụng gì?

Tác dụng thuốc cedetamin là giúp điều trị tình trạng dị ứng thông qua 2 cơ chế là ức chế thụ thể histamin H1 và cơ chế chống viêm. Cụ thể là

Dexclorpheniramin meleat là thuốc kháng thụ thể H1, thuốc ức chế, không cho Histamin gắn vào thụ thể  H1. Khi Histamin gắn vào thụ thể sẽ gây nên các phản ứng dị ứng cho cơ thể. Vì vậy kháng Histamin sẽ có tác dụng ngăn chặn các phản ứng dị ứng do Histamin gây ra.

Betamethason có tác dụng ức chế arachidonic acid, dẫn tới ức chế các chất trung gian hóa học gây viêm như prostaglandin, leucotrien,…đồng thời ức chế sự giãn mạch và tăng tính thấm mao mạch tại vùng bị tổn thương; ức chế sự di chuyển bạch cầu và đại thực bào tới vùng tổn thương. Từ đó ức chế các quá trình viêm trong cơ thể. Giúp chống viêm và làm giảm triệu chứng dị ứng hiệu quả.

Hoạt hoạt chất này có tác dụng hiệp đồng, bổ trợ lẫn nhau trong quá trình điều trị các triệu chứng của bệnh dị ứng.

5. Thuốc cedetamin chữa bệnh gì

Công dụng thuốc Cedetamin là giúp điều trị các trường hợp dị ứng bao gồm:

  • Dị ứng đường hô hấp: giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa rát cổ họng, hen phế quản,..
  • Dị ứng ngoài da: bạn sẽ không còn tình trạng ngứa rát, sưng đỏ, ngoài da do dị ứng nữa
  • Viêm kết mạc dị ứng: với các triệu chứng như ngứa mắt, đỏ mắt, sưng mắt,..

6. Cedetamin cách dùng như thế nào?

6.1. Liều dùng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của bạn mà sẽ có những liều dùng khác nhau:

Đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên

Đối với những người trên 12 tuổi: mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần uống 1 viên.

6.2. Cách xử trí quên liều, quá liều

Quên liều

  • Nếu bạn quên uống thuốc, hãy uống thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Nếu lúc đó gần tới thời gian uống liều tiếp theo thì bạn cần lùi thời gian uống liều tiếp theo một chút.
  • Bạn tuyệt đối không được gộp hai liều lại làm một, vì rất dễ dẫn tới quá liều.

Quá liều

  • Sử dụng Cedetamin quá liều sẽ làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ.
  • Nếu có bất cứ biểu hiện lạ khi của dùng quá liều như choáng váng, đau đầu, mệt mỏi, bạn cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Bạn không được phép tự ý tăng hoặc giảm liều mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

7. Dùng cedetamin cho trẻ em cần chú ý những gì?

  • Theo các chuyên gia ý tế, trẻ em cần được giảm liều so với người lớn.
  • Đối với trẻ, chỉ được sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Trong trường hợp trẻ dưới 6 tuổi, không được tự ý mua thuốc về dùng, cần được sự cho phép của các bác sĩ trước khi sử dụng.

8. Chống chỉ định

  • Không dụng thuốc nếu bạn mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Không dùng thuốc nếu bạn đang bị herpes giác mạc hoặc loét dạ dạ dày tá tràng.
  • Chống chỉ định đối với những bệnh nhân đang bị nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus, vi khuẩn hoặc đang sử dụng thuốc IMAO
  • Chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em sinh thiếu tháng
  • Không nên dùng thuốc đối với người bị bệnh tiểu đường, tâm thần, người có các rối loạn liên quan đến niệu đạo, tuyến tiền liệt

9. Tác dụng phụ của thuốc cedetamin

Bên cạnh các tác dụng của thuốc, Cedetamin có thể gây một số tác dụng phụ như:

Tác dụng phụ của Betamethason

Tác dụng phụ thường gặp (Tỷ lệ gặp > 1%)

  • Rối loạn chuyển hóa: gây tình trạng giảm ion kali, giữ ion natri, tích nước
  • Rối loạn nội tiết: Rối loạn kinh nguyệt, hội chứng Cushing, rối loạn dung nạp glucose, …
  • Rối loạn hệ cơ xương khớp: yếu cơ, mất cơ, loãng xương, gãy xương,..

Tác dụng phụ ít gặp: (Tỷ lệ gặp từ 0,1 – 1%)

  • Đối với hệ thần kinh: thay đổi tâm trạng, khó ngủ, mất ngủ, có thể trầm cảm nặng
  • Đối với hệ tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, đầy bụng, chướng bụng, viêm thực quản,..

Tác dụng phụ hiếm gặp: 

  • Gặp vấn đề trên da: nổi mày đay, viêm da dị ứng, phù thần kinh mạch

Tác dụng phụ do Dexclorpheniramin maleat gây ra

Tác dụng phụ thường gặp

  • Đối với hệ thần kinh trung ương: dễ gây buồn ngủ, ngủ gà
  • Đối với hệ tiêu hóa: khô miệng.

Hiếm gặp

  • Đối với hệ tiêu tiêu hóa: buồn nôn, đau vùng thượng vị.
  • Rối loạn vận động: chân tay run rẩy.
  • Rối loạn công thức máu: giảm toàn thể huyết cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết giải.
  • Tác động trên thần kinh: lú lẫn, ảo giác.

10. Khả năng tương tác thuốc của cedetamin

Thuốc chống dị ứng cedetamin bao gồm 2 hoạt chất là Dexclorpheniramin maleat, Betamethason, mỗi hoạt chất sẽ có một tương tác thuốc riêng.

Betamethason:

  • Khi dùng đồng thời Betamethason với phenobarbital, phenytoine, rifampicin hay ephedrine có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.
  • Không dùng đồng thời Betamethason với các thuốc lợi tiểu vì có thể làm mất kali.
  • Khi sử dụng Betamethason với các glycosid tim có thể làm tăng nguy cơ
  • rối loạn nhịp tim.

Dexclorpheniramin maleat:

  • Không sử dụng đồng thời với các thuốc IMAO
  • Khi sử dụng Dexclorpheniramin maleat với rượu, thuốc chống trầm cảm loại tricyclique, các barbiturate hay những thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có thể gây tăng tác dụng lên thần kinh trung ương của Dexclorpheniramin, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ như buồn ngủ, đau đầu…

11. Thận trọng khi dùng thuốc chống dị ứng cedetamin

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cedetamin đối với những người đang mắc bệnh lao
  • Cần đề phòng nguy cơ có thể mắc bệnh thủy đậu, nhiễm herpes.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Chỉ sử dụng khi đã được sự cho phép của các bác sĩ.
  • Đối với phụ nữ cho con bú: Có thể ngừng cho con bú trong quá trình sử dụng thuốc
  • Bệnh nhân suy thận: Cần kiểm tra chức năng thận trước và trong khi sử dụng thuốc
  • Đối với người lái xe, vận hành máy móc: cần thận trọng vì thuốc có thể gây buồn ngủ, đau dầu

12. Lời khuyên khi dùng thuốc viên cedetamin

  • Khi đang sử dụng thuốc không nên đi tiêm phòng vaccine đặc biệt là vaccine sống vì trong thuốc có hoạt chất gây ức chế miễn dịch.
  • Chú ý điều chỉnh liều dùng theo đáp ứng của cơ thể bạn. Nếu dùng liều thấp không đỡ bệnh thì cần hỏi bác sĩ để được tăng liều phù hợp.
  • Cần thận trọng trường hợp nhiễm trùng, bội nhiễm vì thuốc có thể che mờ đi các triệu chứng của nhiễm trùng
  • Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả,..
  • Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

13. Thuốc Cedetamin lọ có tốt không

Ưu điểm:

  • Là sự kết hợp của thuốc chống viêm và thuốc chống dị ứng nên có tác dụng giảm ngứa nhanh, chỉ sau khoảng 30 phút
  • Giá rẻ, chỉ khoảng 100.000 đồng/lọ (500v viên)

Nhược điểm:

  • Thuốc chống viêm cordicoid có nhiều tác dụng phụ, không dùng được lâu dài
  • Khan hiếm, khó mua tại các nhà thuốc thông thường

Một số lựa chọn thay thế

Thuốc Lorucet 10 sản xuất bởi Brown & Burk Pharm., Ltd – ẤN ĐỘ

Thuốc Levodipine sản xuất bởi Daewoo Pharm. Co., Ltd.

Thuốc Acezin DHG sản xuất bởi Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG

14. Phân biệt thuốc cedetamin khánh hòa thật giả

  • Tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, khi mua thuốc chống dị ứng Cedetamin bạn cần chú ý:
  • Hộp thuốc có màu trắng, nắp hộp màu hồng.
  • Viên thuốc có màu xanh, có in chữ “KPC’ trên viên thuốc
  • Có thể truy xuất thông tin nhà sản xuất của thuốc qua phần mềm quét mã QR
  • Tem chống giả và tem niêm phong vẫn còn nguyên vẹn

15. Dược lý 

15.1. Dược lực

Hoạt chất Betamethason: có bản chất là corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất cao. Betamethason có khả năng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng.

Hoạt chất Dexclorpheniramin maleat: Là ức chế thụ thể histamin H1. Dexclorpheniramin maleat giúp điều trị tình trạng hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt, đỏ mắt, dị ứng ngoài da  

15.2. Dược động học

  • Hoạt chất Betamethason dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hoá và dễ hấp thu khi dùng tại chỗ (bôi da)
  • Betamethason có thể phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc đi qua nhau thai đồng thời có thể bài xuất vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Chính vì vậy không nên dùng với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Betamethason liên kết rộng rãi với các protein huyết tương, chủ yếu là với gobulin còn với albumin thì ft hon. Cac corticosteroid tổng hợp bao gồm
  • Betamethason, ít liên kết với protein huyết tương hơn so với hydrocorticoson. Nửa đời của chúng cũng có chiểu hướng dài hơn, betamethason là một glucocorticoid tác dụng kéo dài.
  • Betamethason được chuyển hoá phần lớn tại gan nhưng cũng cả ở thận và bài tiết qua thận. 

16. Một số câu hỏi liên quan

Thuốc cedetamin 2mg với thuốc thuoc cedetamin 0.25 mg có phải là một không?

Hai thuốc này đều là một, các thông số 2mg và 0.25mg là để chỉ hàm lượng của các thành phần có trong thuốc Cedetamin.

Thuốc Cedetamin xanh có gây buồn ngủ không?

Thuốc có thể gây buồn ngủ. Chính vì vậy, bạn nên thận trọng nếu bạn là tài xế lái xe hoặc phải vận hành máy móc.

Nên dùng thuốc cedetamin vỉ hay cedetamin lọ ?

Hai thuốc này có thành phần và tác dụng như nhau, tuy nhiên cedetamin lo có thể dễ dàng mang theo bên mình mỗi khi đi xa, khi bị dị ứng có thể dùng luôn.

5/5 (1 Review)

One thought on “THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG CEDETAMIN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *