THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG TELFOR

Thuốc Telfor 180

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Telfor. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc chống dị ứng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1.Telfor là thuốc gì ?

  • Nhóm thuốc: Telfor là thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai, đặc trưng trong nhóm thuốc chống dị ứng
  • Số đăng ký thuốc Telfor: VD-25504-16
  • Công ty sản xuất: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG – VIỆT NAM
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

2. Thành phần của thuốc tây Telfor

Thành phần:

Fexofenadine HCl…………………………………180mg.

Tá dược: Tinh bột mì, sodium starch glycolat, HPMC, avicel, lactose, PEG 6000, titan dioxyd, oxyd sắt đỏ, màu cam E110, talc.

Fexofenadine HCl là thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được sử dụng trong điều trị các triệu chứng dị ứng khác nhau. Nó được chọn lọc cho thụ thể H1, không đi qua hàng rào máu não. Điều này vượt trội hơn so với các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất, giúp giảm các tác dụng phụ như an thần.

Fexofenadine là chất chuyển hóa chính của terfenadin và được sử dụng như một hỗn hợp, trong đó, cả hai chất đều thể hiện hoạt tính kháng histamin tương đương.

3. Thuốc Telfor 180 giá bao nhiêu?

Thuốc Telfor 180 có giá 60.000 VNĐ/hộp, được bán tại nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất.

4. Thuốc Telfor 180 có tác dụng gì?

Thuốc Telfor 180 có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh do các bệnh dị ứng gây ra.

Cơ chế tác dụng của thuốc Telfor 180:

  • Fexofenadine là thuốc kháng histamin có thụ thể H1. Thụ thể H1 có ở một số loại tế bào như tế bào cơ trơn đường hô hấp, tế bào biểu mô, nội mô, bạch cầu ái toan và trung tính.
  • Sự có mặt của histamin giúp ổn định hoạt động của thụ thể, trong khi thuốc kháng histamin làm ổn định dạng không hoạt động của thụ thể. Dẫn đến sự cân bằng giữa dạng hoạt động và không hoạt động của thụ thể này.

5. Thuốc Telfor trị bệnh gì?

Thuốc Telfor được chỉ định trong điều trị các bệnh:

  • Viêm mũi dị ứng: viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện theo mùa (thường do cỏ, cây hoặc phấn hoa), hoặc quanh năm (do dị ứng lông thú, bụi, nấm mốc).
  • Viêm kết mạc dị ứng: có thể xuất hiện đồng thời với viêm mũi dị ứng. Bệnh khu trú tại mắt.
  • Phản ứng dị ứng cấp tính: gặp khi bạn bị dị ứng thức ăn hoặc dị ứng với dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo,…
  • Mề đay tự phát mạn tính.

6. Liều dùng và cách dùng thuốc Telfor 180

6.1. Liều dùng

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần.
  • Đối với người bị suy thận: ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 viên.
  • Đối với bệnh nhân suy gan: không cần điều chỉnh liều, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 lần.

Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh tật của cá nhân bạn mà bác sĩ sẽ có chỉ định liều dùng riêng.

6.2. Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều:

  • Trường hợp bạn quên liều, hãy bổ sung ngay khi bạn nhớ ra. Nếu thời gian đó gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và uống theo chỉ định.
  • Tuyệt đối không được gộp 2 liều làm một, điều này rất dễ dẫn tới tình trạng quá liều.

Quá liều:

  • Trường hợp bạn uống thuốc quá liều, có thể dẫn đến các biểu hiện như nhịp tim nhanh, ngủ gà, kích động, rối loạn tiêu hóa, đau đầu. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
  • Bạn không được tự ý tăng hoặc giảm liều mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chính bạn.

7. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân quá mẫn với Fexofenadine hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.

8. Tác dụng phụ của thuốc dị ứng Telfor

Ngoài các tác dụng điều trị bệnh, khi sử dụng Telfor bạn có thể gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp đã được báo cáo như:

  • Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: phản ứng quá mẫn với các biểu hiện như phù mạch, tức ngực, khó thở, đỏ bừng và sốc phản vệ toàn thân.
  • Rối loạn tâm thần: mất ngủ, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ hoặc ác mộng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Rối loạn da và mô dưới da: phát ban, nổi mề đay, ngứa.

Những tác dụng phụ này có thể biến mất trong quá trình điều trị khi cơ thể bạn điều chỉnh thuốc. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sĩ cách ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác dụng phụ này.

9. Khả năng tương tác của thuốc Telfor

  • Fexofenadine không trải qua biến đổi bước một qua gan, do đó sẽ không tương tác với các sản phẩm thuốc khác thông qua các cơ chế gan.
  • Dùng đồng thời Telfor với erythromycin hoặc ketoconazole dẫn đến sự gia tăng gấp 2-3 lần mức độ Fexofenadine trong huyết tương. Những thay đổi không đi kèm với bất kỳ ảnh hưởng nào đến khoảng QT và không liên quan đến bất kỳ sự gia tăng nào trong các phản ứng bất lợi so với việc sử dụng độc lập các thuốc.
  • Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng sự gia tăng nồng độ Fexofenadine trong huyết tương quan sát thấy sau khi dùng kết hợp với erythromycin hoặc ketoconazole, dường như là do sự tăng hấp thu qua đường tiêu hóa và giảm bài tiết qua đường mật hoặc đường tiêu hóa.
  • Không có tương tác xảy ra khi sử dụng fexofenadine và omeprazole. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng acid có chứa gel nhôm và magie hydroxit 15 phút trước khi sử dụng fexofenadine đã làm giảm sinh khả dụng của thuốc, nguyên nhân có thể do liên kết trong đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên sử dụng 2 loại thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Không dùng Telfor với các loại nước ép trái cây như táo, cam hoặc bưởi, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu. Chỉ dùng thuốc với nước lọc.
  • Một số loại thuốc phổ biến có thể tương tác với Telfor gồm:
    • Thuốc kháng axit có chứa nhôm hoặc magie
    • Thuốc ức chế anticholinesterase
    • Thuốc chống cholinergic như benztropine
    • Độc tố botulinum
    • Buprenorphine
    • Intraconazole hoặc ketoconazole
    • Erythromycin
    • Thuốc nhóm Opioids

10. Thận trọng khi dùng thuốc dị ứng Telfor

  • Phụ nữ mang thai: Không có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng Telfor có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai hay không. Các nghiên cứu trên động vật cũng không chỉ ra các phản ứng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn không nên sử dụng thuốc nếu không thật sự cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: fexofenadine có thể truyền sang bé thông qua sữa mẹ. Do đó, nếu bạn đang cho con bú, bạn cần trao đổi với bác sĩ để cân nhắc việc điều trị bệnh và lợi ích của sữa mẹ đối với em bé.
  • Lái xe, người sử dụng máy móc: Trong các thử nghiệm, fexofenadine đã được chứng minh là không có tác dụng đáng kể đối với chức năng hệ thống thần kinh trung ương. Điều này có nghĩa là bạn có thể lái xe hoặc làm những việc đòi hỏi sự tập trung. Tuy nhiên, một số trường hợp đã được báo cáo là có hiện tượng ngủ gà sau khi sử dụng thuốc. Chính vì vậy, bạn cần chú ý đảm bảo an toàn cho bản thân sau khi sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc cho người mắc các bệnh tim mạch hoặc có khoảng QT dài từ trước. Bạn không được dùng Telfor với bất kỳ thuốc kháng histamin nào khác.
  • Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý và độ tuổi.
  • Trẻ dưới 6 tuổi chưa được nghiên cứu, đánh giá độ an toàn khi sử dụng thuốc. Do đó, tốt hơn cả bạn không nên dùng thuốc cho đối tượng này.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc dị ứng Telfor

Nếu bạn đang có vấn đề về tim mạch, bạn nên hỏi bác sĩ để được đánh giá tình trạng bệnh và có nên sử dụng thuốc hay không.

Gặp bác sĩ nếu các triệu chứng dị ứng nhẹ của bạn không được cải thiện sau ba ngày điều trị bằng fexofenadine, hoặc nếu phát ban của bạn kéo dài hơn sáu tuần mặc dù đã dùng fexofenadine.

Không dùng fexofenadine trong khi mang thai hoặc trong khi cho con bú trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.

Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả.

Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

Do dạng bàng chế là viên nén bao phim: do đó không được bẻ thuốc, nghiền thuốc khi uống.

Kiểm tra hạn sử dụng và màu sắc thuốc trước khi sử dụng. Uống thuốc với nhiều nước.

Bảo quản: Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ánh nắng mặt trời, để nơi khô ráo dưới 30 độ C.

12. Thuốc kháng dị ứng Telfor có tốt không?

Ưu điểm

  • Telfor là thuốc kháng histamin thế hệ mới, ít có tác dụng an thần và có rất ít tác dụng bất lợi. Telfor là thuốc được lựa chọn cho những người làm những công việc đặc thù, quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao như phi công hàng không.
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan không cần điều chỉnh liều dùng.
  • Không kết hợp với corticoid, giảm thiểu thấp nhất các tác dụng phụ do corticoid gây ra.

Nhược điểm:

  • Tác dụng chậm hơn, không mạnh bằng các thuốc có kết hợp với corticoid
  • Fexofenadine giống như tất cả các thuốc kháng histamin khác, có thể làm giảm đáp ứng với các xét nghiệm chích da.

13. Các dạng thường dùng

  • Telfor 60: Thuốc có hàm lượng hoạt chất Fexofenadine HCl là 60mg
  • Telfor 120: Thuốc có hàm lượng hoạt chất Fexofenadine HCl là 120mg
  • Telfor 180: Thuốc có hàm lượng hoạt chất Fexofenadine HCl là 180mg

14. Phân biệt thuốc dị ứng Telfor thật giả

Để tránh mua phải thuốc nhái, thuốc giả, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, trước khi mua hàng, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin về thuốc in trên bao bì. Một số đặc điểm quan sát bạn có thể tham khảo:

  • Màu cơ bản: tím và vàng.
  • Chữ Telfor màu trắng trên nền vàng. Chữ in sắc nét, không bị nhòe mực
  • Số “60” có màu vàng, viền ngoài màu trắng
  • Có tem của nhà sản xuất, không có dấu hiệu bị mở từ trước.

Khi mua thuốc tại nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng, nguồn gốc và giá cả của sản phẩm. Bạn có thể gọi điện theo đường dây nóng của MedPhar (miễn phí cước gọi) để được tư vấn miễn phí.

15. Dược lý

15.1. Dược động học

Hấp thụ

  • Fexofenadine hydrochloride được hấp thu nhanh vào cơ thể, với T max đạt được vào khoảng 1-3 giờ sau khi uống.
  • Giá trị tối đa của nồng độlà khoảng 494 ng / ml sau khi dùng liều 180 mg mỗi ngày một lần.

Phân bố

  • Fexofenadine kết hợp với 60-70% protein huyết tương.

Chuyển hóa và thải trừ

  • Fexofenadine trải qua quá trình trao đổi chất không đáng kể, vì đây là hợp chất chính duy nhất được xác định trong nước tiểu và phân của động vật và con người.
  • Nồng độ trong huyết tương của fexofenadine suy giảm theo cấp số nhân với thời gian bán hủy từ 11 đến 15 giờ sau khi dùng nhiều liều.
  • Dược động học đơn và nhiều liều của fexofenadine là tuyến tính cho liều uống lên tới 120 mg BID. Một liều 240 mg BID được sản xuất lớn hơn một chút so với mức tăng tỷ lệ (8,8%) ở vùng trạng thái ổn định dưới đường cong, cho thấy dược động học của fexofenadine thực tế là tuyến tính ở các liều này từ 40mg đến 240 mg uống mỗi ngày.
  • Con đường thải trừ chính thông qua bài tiết mật, trong khi đó 10% liều uống vào được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu.

15.2. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc kháng histamin dùng cho toàn thân, mã ATC: R06A X26.

Cơ chế hoạt động:

  • Fexofenadine hydrochloride là thuốc kháng histamin H1 không an thần.

Hiệu quả lâm sàng và an toàn:

  • Các nghiên cứu về kháng histamin ở người sau khi dùng liều đơn và hai lần mỗi ngày của fexofenadine hydrochloride chứng minh rằng hoạt chất bắt đầu có tác dụng chống dị ứng trong vòng một giờ, đạt được tối đa trong 6 giờ và kéo dài 24 giờ.
  • Một mối quan hệ đáp ứng với liều tích cực giữa các liều 10 mg đến 130 mg uống đã được tìm thấy. Trong mô hình hoạt động chống dị ứng này, người ta thấy rằng cần ít nhất 130 mg để đạt được hiệu quả nhất quán, được duy trì trong khoảng thời gian 24 giờ. Sự ức chế tối đa ở vùng da bị phát ban lớn hơn 80%.
  • Fexofenadine ở nồng độ lớn hơn 32 lần so với nồng độ trị liệu ở người, không có tác dụng đối với kênh K+.

16. Một số câu hỏi liên quan

  • Thuốc dị ứng Telfor nên dùng vào buổi nào?

Bạn có thể sử dụng Telfor vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, trước hoặc sau bữa ăn. Bạn nên cố định một thời điểm uống thuốc trong ngày để những ngày tiếp theo có thể duy trì đủ thời gian cho 1 liều

  • Nên dùng thuốc Telfor 60 hay Telfor 180?

Telfor 60 hay Telfor 180 đều có tác dụng giống nhau, điểm khác nhau giữa 2 thuốc này là liều dùng của chúng.

  • Dùng thuốc kháng dị ứng Telfor có gây buồn ngủ?

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, Telfor không gây buồn ngủ. Tuy nhiên, ở một số người nhạy cảm, khi sử dụng Telfor đã gặp hiện tượng ngủ gà.

Một số lựa chọn thay thế

Bạn có thể tham khảo thêm: Top 20+ thuốc chống dị ứng an toàn hiệu quả cập nhật mới nhất

Nguồn tham khảo: https://www.medicines.org.uk/emc/product/10147/smpc

5/5 (3 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *