THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG METHORPHAN

Thuốc Methorphan

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Methorphan. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc chống dị ứng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1.Thuốc Methorphan là thuốc gì

Nhóm thuốc: thuốc Methorphan là một thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc chống dị ứng
Số Đăng ký: SĐK thuốc Methorphan là VD-19142-13
Công ty sản xuất: Công ty cổ phần TRAPHACO
Dạng bào chế: siro

2. Thuốc Methorphan thành phần là gì?

Thành phần:

Dextromethorphan HBr…………………………………….60 mg

Chlorpheniramin maleat……………………………………16,02 mg

Guaiphenesin ………………………………………………120 mg

Tá dược: đường trắng, natri benzoat, natri edetat, glycerin, tinh dầu dâu tây, nước tinh khiết.

Dextromethorphan có ái lực cao với một số vùng của não, bao gồm cả trung tâm ho ở tủy. Hợp chất này là một chất đối kháng thụ thể NMDA và hoạt động như một chất chặn kênh không cạnh tranh. Đây là một hoạt chất thường được sử dụng rộng rãi và cũng được sử dụng để nghiên cứu sự liên quan của các thụ thể glutamate trong nhiễm độc thần kinh.

Guaiphenesin có tác dụng giảm thiểu các cơn ho, kiểm soát tắc nghẽn ngực. Một số nghiên cứu cho thấy, Guaiphenesin còn có khả năng chống co giật và giãn cơ ở một mức độ nào đó, có thể hoạt động như một chất đối kháng thụ thể NMDA.

3. Thuốc tây trị ho Methorphan giá bao nhiêu?

Thuốc tây trị ho Methorphan có giá 30.000 VNĐ/hộp, được bán tại nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc, tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất.

Methorphan là thuốc bán theo đơn, vì vậy bạn cần đảm bảo có đơn thuốc của bác sĩ khi mua thuốc.

4. Thuốc Methorphan tác dụng là gì?

  • Thuốc Methorphan giúp bạn giảm các cơn ho, dễ long đờm và chống dị ứng nhờ sự phối hợp các hoạt chất trị ho và kháng histamin, đồng thời không gây nghiện trong quá trình điều trị.
  • Methorphan tác dụng lên trung tâm ho tại hành não, ít gây phản ứng phụ với hệ tiêu hóa hơn codein, hiệu quả kéo dài hơn.
  • Methorphan giúp long đờm, giúp bạn dễ dàng tống chúng ra ngoài hơn, thuận tiện cho việc điều trị ho. Đồng thời, methorphan giúp làm dịu đường hô hấp bị kích ứng. (bạn có thể tham khảo thêm siro ho ích phế bối mẫu)
  • Methorphan có tác dụng kháng histamin, tác động lên H1-receptor, giúp chống lại sự co thắt của phế quản, giúp làm êm dịu cơn đau.
  • Methorphan chứa Natri benzoat, có tác dụng kích thích sự bài tiết ở phế quản, hỗ trợ tốt cho điều trị ho.

5. Thuốc Methorphan chữa bệnh gì?

Thuốc Methorphan được sử dụng trong điều trị ho do các bệnh khác gây ra như:

  • Các triệu chứng ho khan, ho có đờm
  • Các bệnh dị ứng gây ra triệu chứng ho
  • Chữa ho do cảm cúm
  • Bệnh nhân bị viêm phổi, thường xuyên ho kéo dài
  • Sử dụng trong điều trị viêm phế quản.

6. Thuốc Methorphan liều dùng là gì?

6.1. Liều dùng

Tùy theo từng tình trạng bệnh và độ tuổi mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định theo những liều dùng khác nhau:

  • Đối với trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi: bạn có thể cho trẻ uống từ 1,25 – 2,5ml, tương đương ¼ – ½ thìa cà phê, ngày uống 3 – 4 lần
  • Đối với trẻ từ 2 đến 6 tuổi: bạn nên cho trẻ uống khoảng 5ml, tương đương 1 thìa cà phê, ngày uống 3-4 lần
  • Đối với trẻ từ 7 đến 12 tuổi: bạn có thể cho trẻ uống khoảng 10ml, tương đương 2 thìa cà phê, ngày uống 3-4 lần
  • Đối với người lớn: liều dùng 15ml, tương đương với 3 thìa cà phê, ngày uống 3-4 lần.

6.2. Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều

  • Trường hợp quên liều, bạn có thể bổ sung ngay khi nhớ ra.
  • Nếu thời gian đó gần với thời gian uống của liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và tiếp tục sử dụng liều dùng theo quy định.

Quá liều

  • Một số triệu chứng quá liều bạn có thể gặp phải: buồn nôn, buồn ngủ, nhìn mở, bí tiểu, co giật, ảo giác, suy hô hấp.
  • Khi có biểu hiện bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp cấp cứu kịp thời.
  • Bạn không được tự ý tăng hoặc giảm liều mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

7. Chống chỉ định

  • Không sử dụng thuốc nếu bạn quá mẫn cảm với Guaiphenesin, Dextromethorphan, Chlorpheniramin maleat hoặc các thành phần khác của thuốc.
  • Chống chỉ định nếu bạn đang dùng hoặc đã uống thuốc ức chế monoamin oxydase trong vòng hai tuần trước đó.
  • Không nên dùng Dextromethorphan cho các đối tượng có nguy cơ bị suy hô hấp.
  • Chống chỉ định ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin.
  • Không dùng thuốc nếu bạn có các biểu hiện:
    • Bị hen cấp
    • Phì đại tuyến tiền liệt
    • Loét dạ dày
    • Tắc môn vị tá tràng
  • Không dùng thuốc đối với phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng.

8. Tác dụng phụ của thuốc Methorphan

8.1. Tác dụng phụ thường gặp

Trong các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến người lớn và thanh thiếu niên trong một loạt các chỉ định, bao gồm viêm mũi dị ứng và nổi mề đay vô căn mạn tính, các phản ứng không mong muốn với loratadin thường gặp nhất là:

  • Buồn ngủ (1,2%)
  • Đau đầu (0,6%)
  • Tăng sự thèm ăn (0,5%)
  • Mất ngủ (0,1%)
  • Nhịp tim nhanh, đỏ bừng
  • Mệt mỏi, chóng mặt
  • Buồn nôn, khô miệng

Trong thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em từ 2 đến 12 tuổi, các phản ứng bất lợi phổ biến là:

  • Đau đầu (2,7%)
  • Hồi hộp (2,3%)
  • Mệt mỏi (1%)

8.2. Tác dụng phụ hiếm gặp

Các tác dụng phụ hiếm gặp, gồm có:

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: phản ứng quá mẫn, bao gồm phù mạch và sốc phản vệ
  • Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt, co giật
  • Rối loạn nhịp tim: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, khô miệng, viêm dạ dày
  • Rối loạn gan: chức năng gan bất thường
  • Rối loạn da và mô dưới da: phát ban, rụng tóc

9. Khả năng tương tác của thuốc Methorphan

Trong quá trình sử dụng thuôc Methorphan, có thể xảy ra sự tương tác giữa hoạt chất có trong Methorphan với một số thuốc khác. Cụ thể như:

  • Tương tác với thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO) Dextromethorphan không nên sử dụng đồng thời với thuốc ức chế monoamin oxydase hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng điều trị với IMAO vì có nguy cơ mắc hội chứng serotonin (ví dụ như tăng ham muốn, ảo giác, kích thích hoặc hôn mê).
  • Tương tác giữa Dextromethorphan và thuốc ức chế CYP2D6: Dextromethorphan được chuyển hóa bởi CYP2D6. Sử dụng đồng thời các chất ức chế enzyme CYP2D6 mạnh có thể làm tăng nồng độ Dextromethorphan trong cơ thể lên mức cao hơn nhiều lần so với bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như nhầm lẫn, run, mất ngủ, tiêu chảy và ức chế hô hấp hoặc phát triển hội chứng serotonin.
  • Dextromethorphan có thể biểu hiện tác dụng ức chế thần kinh trung ương khi dùng chung với rượu, thuốc chống dị ứng, thuốc hướng thần và các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.

Tốt nhất nên thông báo các thuốc và thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng cho các nhân viên y tế, để được bố trí liều dùng cũng như nhận được sự tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả.

10. Thận trọng khi dùng Siro Methorphan

  • Phụ nữ mang thai: Không có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai. Dextromethorphan không nên được sử dụng trong khi mang thai, trừ khi lợi ích của việc điều trị cho mẹ vượt xa nguy co có thể xảy ra đối với thai nhi đang phát triển.
  • Phụ nữ cho con bú: Loratadin được bài tiết qua sữa mẹ, do đó, không nên sử dụng thuốc khi bạn đang cho con bú.
  • Lái xe, người sử dụng máy móc: Trong các nghiên cứu lâm sàng đánh giá khả năng lái xe, không thấy suy giảm chức năng ở những bệnh nhân dùng loratadin. Tuy nhiên, bạn nên được thông báo rằng, có một số người bị buồn ngủ, điều này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn khi làm việc của bạn.
  • Không nên dùng sản phẩm này cho bệnh nhân bị ho mãn tính hoặc ho dai dẳng, chẳng hạn như xảy ra với bệnh hen suyễn, hoặc khi ho kèm theo dịch tiết quá mức, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Chưa có nghiên cứu cụ thể về sản phẩm này trong rối loạn chức năng thận hoặc gan. Do sự chuyển hóa gan rộng rãi của dextromethorphan, tuy nhiên cần thận trọng nếu bạn bị suy gan.

11. Lời khuyên khi dùng Siro ho Methorphan

Nếu bạn cần làm các xét nghiệm trên da, cần ngừng dùng thuốc ít nhất 48 giờ, vì thuốc sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Không nên dùng chung với bất kì loại thuốc ho và cảm lạnh nào khác.

Kiểm tra hạn sử dụng, không sử dụng thuốc khi có mùi lạ khó chịu.

Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả.

Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì bạn cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

12. Siro trị ho Methorphan có tốt không

Ưu điểm:

  • Thuốc là sự kết hợp giữa thuốc ho, thuốc chống dị ứng và thuốc long đờm, nên đặc trị các loại viêm mũi dị ứng, kích ứng đường hô hấp, viêm họng do thay đổi thời tiết. Vừa giúp trị ho, long đờm, và làm giảm các triệu chứng do dị ứng.
  • Giá tương đối rẻ, chỉ khoảng 30.000 đồng.

Nhược điểm:

  • Không dùng được cho phụ nữ đang cho con bú. Phụ nữ đang mang thai sử dụng thuốc có thể gây phản ứng nghiêm trọng với trẻ sơ sinh.
  • Lạm dụng Methorphan làm ức chế phản xạ ho tự nhiên để đẩy vi khuẩn và dịch ổ viêm ra ngoài, nghiêm trọng hơn có thể kéo dài tình trạng bệnh viêm đường hô hấp của bệnh nhân.

13. Thuốc Methorphan có phải kháng sinh không?

Thuốc Methorphan có chứa các thành phần là Dextromethorphan có tác dụng trị ho, Chlorpheniramin có tác dụng chống dị ứng, Guaiphenesin có tác dụng long đờm. Thuốc dùng để trị ho và trong Methorphan không có thành phần nào là kháng sinh.

Do vậy, có thể nói rằng thuốc Methorphan không phải kháng sinh. Bạn chỉ dùng thuốc Medthorphan trong các trường hợp ho khan, ho dai dẳng kéo dài. Thuốc không có tác dụng thay thế thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn. Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, đau họng có hạt đỏ thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê toa kháng sinh phù hợp.

14. Phân biệt thuốc Methorphan thật giả?

Tránh trường hợp người bệnh mua phải thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng, trước khi mua hàng, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin in trên bao bì sản phẩm. Một số thông tin bạn có thể tham khảo:

  • Màu sắc chủ đạo: Vàng cam và trắng.
  • Chữ “O” trong chữ METHORPHAN có gạch thẳng ở trong
  • Mực in sắc nét, không nhòe chữ
  • Có tem của nhà sản xuất niêm phong thuốc

Khi mua hàng tại nhà thuốc MedPhar, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm, tin tưởng vào chất lượng, nguồn gốc của thuốc.

15. Tính chất dược lý

15.1. Dược lực:

Mã ATC: Nhóm dược phẩm R05DA09: Thuốc ức chế ho, ancaloit thuốc phiện và các dẫn xuất

  • Dextromethorphan là đồng phân dextrorotatory của 3-methoxy-N-methyl-morphinan. Nó là một dẫn xuất morphin tổng hợp, trái ngược với đồng phân levorotative của nó, không có tác dụng giảm đau, ức chế hô hấp ở liều khuyến cáo.
  • Dextromethorphan là một loại thuốc chống ho không opioid. Nó thể hiện hoạt động chống ho bằng cách tác động lên trung tâm ho ở hành tủy, tăng ngưỡng cho phản xạ ho. Sự khởi đầu của tác dụng chống ho được thực hiện trong vòng 15 đến 30 phút sau khi uống, kéo dài trong khoảng 3 đến 6 giờ.
  • Dextrorphan cũng thể hiện hoạt động liên kết tại các thụ thể serotonergic và được chứng minh là tăng cường hoạt động serotonin bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin. Với liều lượng lớn hơn liều điều trị, dextrorphan cũng là một chất đối kháng của thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDA).

15.2. Dược động học:

Hấp thu

  • Dextromethorphan nhanh chóng đạt được nồng độ cao nhất ở huyết tương trong khoảng từ 2 đến 2,5 giờ.
  • Nồng độ dextromethorphan trong huyết tương thấp cho thấy khả dụng sinh học đường uống thấp hơn so với đường truyền đầu tiên trong gan.
  • Các tác dụng lâm sàng tối đa xảy ra 5 đến 6 giờ sau khi uống dextromethorphan.

Phân bố:

  • Dextromethorphan phân bố rộng rãi trong cơ thể con người. Dextromethorphan và chất chuyển hóa hoạt động của nó, dextrorphan, được tích cực đưa lên và tập trung trong mô não.

Chuyển hóa:

  • Dextromethorphan trải qua quá trình chuyển hóa đầu tiên nhanh chóng ở gan sau khi uống. O-demethylation kiểm soát di truyền (CYD2D6) là yếu tố chính quyết định dược động học dextromethorphan ở người tình nguyện.
  • Dextrorphan, cũng có tác dụng chống ho, là chất chuyển hóa chính. Ở một số cá nhân quá trình trao đổi chất tiến hành chậm hơn và không thay đổi dextromethorphan, chiếm ưu thế trong máu và nước tiểu.

Thải trừ:

  • Dextromethorphan được bài tiết chủ yếu qua thận dưới dạng nguyên vẹn và chất chuyển hóa hoạt động của nó, dextrorphan. Dextrorphan và 3-hydroxy-morphinan được chuyển hóa thêm nhờ glucuronidation và được đào thải qua thận.
  • Thời gian bán hủy của hợp chất gốc là từ 1,4 đến 3,9 giờ; dextrorphan là từ 3,4 đến 5,6 giờ.
  • Thời gian bán hủy của dextromethorphan ở những người chuyển hóa kém kéo dài rất lâu, trong khoảng 45 giờ.

16. Một số câu hỏi liên quan

  • Methorphan có dùng được cho bà bầu?

Methorphan chỉ dùng cho bà bầu khi thực sự cần thiết, cần cân nhắc lợi ích giữa điều trị cho mẹ và an toàn của thai nhi.

  • Methorphan có dùng được cho phụ nữ cho con bú?

Methorphan có thể bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy bạn không nên dùng methorphan khi đang cho con bú.

  • Methorphan có gây buồn ngủ không?

Một số trường hợp được báo cáo rằng methorphan có gây buồn ngủ.

  • So sánh Codein và Dextromethorphan?

Dextromethorphan có công dụng trị ho như Codein, tuy nhiên Dextromethorphan không gây nghiện giống như Codein.

Một số lựa chọn thay thế

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn thuốc chống dị ứng khác của Nhà thuốc Medphar.

Nguồn tham khảo: https://www.drugs.com/international/methorphan.html

5/5 (4 Reviews)

One thought on “THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG METHORPHAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *