THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG CLANOZ

Thuốc Clanoz

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Clanoz. Một sản phẩm trong danh mục thuốc chống dị ứng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1. Thuốc Clanoz là thuốc gì?

  • Nhóm thuốc: Thuốc Clanoz là thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, hoạt động theo cơ chế kháng histamin ngoại vi. Giảm các triệu chứng dị ứng do kích thích hoặc tiếp xúc với dị nguyên.
  • Số Đăng Kí: VD-20550-14
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Công ty sản xuất: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG
  • Dạng bào chế: Viên nén

2. Thành phần của thuốc Clanoz

Thành phần

Loratadin……………………………………………10mg.

Tá dược: Lactose, Tinh bột mì, PVP K30, Avicel, Magnesl Stearal, Aerosil.

Loratadin là chất có cấu tạo tương tự Histamin nên có khả năng cạnh tranh vị trí gắn với Histamin tại thụ thể H1.

3. Thuốc Clanoz giá bao nhiêu?

Tại MedPhar giá thuốc Clanoz 10mg là 16.800 đồng một hộp. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng trên toàn quốc, tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất.

4. Thuốc Clanoz có tác dụng gì?

  • Clanoz là thuốc kháng Histamin 3 vòng có tác dụng trên thụ thể H1 ở ngoại vi bao gồm da, mạch máu, cơ trơn.
  • Tác dụng của thuốc Clanoz là giúp làm dịu bớt triệu chứng của viêm viêm mũi dị ứng, mẩn ngứa và nổi mày đay do Histamin gây ra.
  • Clanoz thuốc nhóm Histamin thế hệ thứ 2, không nên được hàng rào máu não nên không gây tác dụng phụ nên thần kinh trung ương như buồn ngủ, nhức đầu.

5. Thuốc Clanoz có công dụng gì?

  • Sử dụng thuốc Clanoz sẽ giúp bạn điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng như ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt, đỏ mắt
  • Ngoài ra thuốc còn giúp điều trị hiệu quả trong trường hợp bạn bị dị ứng ngoài da như: mẩn ngứa, ban đỏ, nổi mày đay.

6. Thuốc Clanoz uống như thế nào?

Liều dùng:

Đối với từng độ tuổi, tình trạng bệnh mà có những liều dùng khác nhau:

  • Nếu bạn là người khỏe mạnh bình thường bị dị ứng: mỗi ngày dùng có thể dùng 1 viên Clanoz 10 mg.
  • Khi dùng thuốc cho trẻ từ 6 – 12 tuổi (hoặc có trọng lượng cơ thể trên 30kg): bạn có thể cho trẻ dùng 1 viên Clanoz 10mg mỗi ngày
  • Khi dùng thuốc cho trẻ từ 2 – 6 tuổi (hoặc có trọng lượng cơ thể dưới 30 kg): Bạn cần giảm liều, 2 ngày uống thuốc 1 lần, mỗi lần uống 1 viên Clanoz 10mg (tuyệt đối không bẻ thuốc để uống hàng ngày).
  • Nếu bạn đang bị suy gan: bạn cần sử dụng liều khởi đầu thấp hơn với người bình thường (2 ngày uống 1 viên). Sau khi đã ổn định, bạn có thể tăng liều theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế (tối đa 1 viên/ngày).
  • Nếu bạn đang bị suy thận: bạn có thể dùng thuốc bình thường mà không cần điều chỉnh liều (có thể dùng 1 viên/ngày).
  • Nếu bạn là người cao tuổi: bạn có thể dùng thuốc bình thường mà không cần điều chỉnh liều (có thể dùng 1 viên/ngày).

Cách dùng:

  • Bạn sử dụng thuốc bằng đường uống.
  • Thời gian uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn tuy nhiên bạn nên uống thuốc vào một giờ cố định hàng ngày.

Liệu trình sử dụng:

  • Liệu trình sử dụng phụ thuộc vào tình trạng dị ứng và loại dị ứng mà bạn mắc phải. Thông thường bạn cần phải sử dụng thuốc cho đến khi không còn triệu chứng dị ứng.
  • Đối với trường hợp dị ứng mạn tính, bạn cần sử dụng thuốc thường xuyên để ngăn ngừa dị ứng tái phát.
  • Sử dụng thuốc đủ liệu trình sẽ giúp bạn điều trị tận gốc dị ứng, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra như viêm xoang, viêm mũi mạn tính.

Cách xử lý quên liều, quá liều:

Quên liều:

  • Đối với trường hợp quên liều, bạn cần uống bù liều đó càng sớm càng tốt, sau đó thời gian uống liều tiếp theo cần lùi lại một chút để tránh tình trạng sốc thuốc (cần cách ít nhất 12 tiếng kể từ thời gian uống bù)
  • Tuyệt đối không uống cộng dồn liều, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng quá liều.

Quá liều

  • Sử dụng thuốc quá liều làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ, bệnh nhân cảm buồn ngủ, tim đập nhanh, đau đầu, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
  • Khi quá liều, bệnh nhân sẽ được điều trị các triệu chứng, nếu không đỡ sẽ dùng siro Ipeca để gây nôn, giúp loại Loratadin khỏi dạ dày, có thể dùng thêm than hoạt tính để ngăn ngừa Loratadin tái hấp thu. Nếu không đỡ thì tiến hành rửa dạ dày bằng NaCl 0,9%.

7. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc nếu bạn thuốc một trong các trường hợp sau:

Bệnh nhân mẫn cảm với Loratadin hoặc các tá dược có trong thuốc.

Bệnh nhân là trẻ em dưới 2 tuổi.

Nếu trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, bạn cần sử dụng dưới sự giám sát của các nhân viên y tế.

8. Thuốc Clanoz có tác dụng phụ không?

Trong các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến những bệnh nhân viêm mũi dị ứng, nổi mề đay được chỉ định dùng Clanoz 10mg mỗi ngày. Các tác dụng phụ do thuốc gây ra dựa trên thống kê từ 2% bệnh nhân đã vượt quá tỷ lệ gặp tác dụng phụ ở bệnh nhân sử dụng giả dược (thuốc không có tác dụng sinh lý liên quan đến bệnh). Các tác dụng phụ có tỷ lệ vượt quá bao gồm: buồn ngủ, nhức đầu, tăng sự thèm ăn.

Dưới đây là các tác dụng phụ tổng hợp được từ những bệnh nhân dùng giả dược.

  • Tác dụng phụ thường gặp (tỷ lệ gặp từ 1 – 10%)
    • Buồn ngủ
    • Nhức đầu
    • Khô miệng
  • Tác dụng phụ hiếm gặp (tỷ lệ gặp < 1%)
    • Rối loạn hệ thống miễn dịch: phù mạch, sốc phản vệ
    • Rối loạn hệ thần kinh: co giật, chóng mặt
    • Rối loạn nhịp tim: tăng nhịp tim, đánh trống ngực
    • Rối loạn chức năng gan
    • Da, tóc móng: phát ban, rụng tóc

Bạn cần đến trung tâm y tế nếu gặp các tác dụng phụ kể trên hoặc có những biểu hiện lạ nghi ngờ là do sử dụng thuốc gây ra, để có những biện pháp điều trị kịp thời.

9. Tương tác thuốc

Trong quá trình sử dụng, thuốc Clanoz có thể tương tác với:

  • Rượu: làm tăng các tác dụng phụ trên thần kinh trung ương. Bạn có thể cảm thấy đau đầu, choáng váng hơn khi dùng thuốc.
  • Thuốc trị nấm Ketoconazol: làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương
  • Thuốc kháng sinh Erythromycin: làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương
  • Thuốc kháng thụ thể H2 – Cimetidin: làm tăng nồng Loratadin trong huyết tương
  • Các thuốc gây ức chế men CYP3A4 và CYP2D6 cũng ảnh hưởng đến chuyển hóa của Loratadin. Làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương

Việc tăng nồng độ thuốc trong huyết tương làm tăng khả năng gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng, để được bố trí liều dùng hợp lý, tránh tương tác không mong muốn.

10. Thận trọng khi dùng thuốc Clanoz

Cần thận trọng khi dùng thuốc Clanoz nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai: Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra, thuốc không gây dị tật cho thai nhi, tuy nhiên cần được sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng thuốc Clanoz
  • Phụ nữ đang cho con bú: Loratadin được bài tiết qua sữa mẹ, chính vì vậy không nên dùng thuốc viên Clanoz trong thời gian cho con bú, có thể dừng cho con bú khi dùng thuốc
  • Người vận hành máy móc, tài xế lái xe: Thuốc Clanoz không ảnh hưởng đến khả năng lái xe, tuy nhiên cần thận trọng vì thuốc có thể gây buồn ngủ.
  • Nếu bạn đang có vấn đề về gan như: xơ gan, gan nhiễm mỡ, gan to, gan đàn xếp. Điều này làm nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao. Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương (Cmax) tăng gấp đôi. Chính vì vậy cần giảm liều phù hợp với những người này.
  • Ở người cao tuổi – chuyển hóa trong cơ thể giảm thấp, người suy thận – khả năng đào thải thuốc giảm, làm nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao ở những người này, tuy nhiên không ảnh hưởng đến độ an toàn của thuốc nên không cần điều chỉ liều. Dù vậy cũng cần thận trọng khi sử dụng.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc Clanoz

Khi bạn cần làm các xét nghiệm trên da hoặc kiểm tra sức khỏe da thì cần dừng sử dụng thuốc 48 giờ vì thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả trên da.

Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả,..

Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì bạn cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

Do dạng bàng chế là viên nén do đó không được bẻ thuốc, nghiền thuốc khi uống.

Kiểm tra hạn dùng và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Bảo quản thuốc Clanoz

  • Thuốc Clanoz cần được bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
  • Không được để thuốc ở nơi có nhiệt độ trên 30 độ C, độ ẩm trên 70%.

12. Thuốc Clanoz có tốt không?

Ưu điểm

  • Hiện nay một số thuốc chống dị ứng có kết hợp thêm với các thuốc corticoid (thuốc ức chế miễn dịch), gây nhiều tác dụng phụ nặng nề, không dùng được lâu dài. Thuốc Clanoz chỉ bao gồm Loratadin là thuốc kháng H1 nên ít tác dụng phụ hơn, dùng lâu hơn.
  • Thuốc Clanoz là thuốc kháng Histamin thế hệ thứ 2, so với thế hệ thứ nhất, thuốc này ít qua được hàng rào máu não hơn, từ đó gây ít tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như giảm buồn ngủ, giảm nhức đầu.

Nhược điểm

  • Thuốc Clanoz có tác dụng chậm hơn, không mạnh bằng các thuốc có kết hợp thuốc ức chế miễn dịch.
  • Khan hiếm, khó mua tại các nhà thuốc thông thường.

13. Phân biệt thật giả

Hiện nay trên thị trường đang trôi nổi rất nhiều loại hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc mua được thuốc Clanoz chính hãng không phải là một điều dễ dàng, bạn có thể tham khảo cách lựa chọn sản phẩm chính hãng của chúng tôi:

  • Hộp thuốc Bilaxten chính hãng là hình chữ nhật xanh, có chữ đen và đỏ. Đối với các trường hợp hàng giả thì chữ có thể nhạt màu hoặc nhòe màu.
  • Bạn cần thể tham khảo hình ảnh thuốc chính hãng để đối chiếu.
  • Kiểm tra tem chống giả dán trên hộp thuốc.

Tại Nhà thuốc Medphar chúng tôi cam kết bán thuốc Clanoz chính hãng đảm bảo chất lượng.

14. Tác dụng dược lý

Dược lực

  • Loratadin (Clanoz) là thuốc kháng histamin ba vòng với hoạt tính chọn lọc tại receptor H1 ở ngoại vi. Thuốc không có tác dụng an thần hoặc kháng Cholinergic, khánh receptor H2.
  • Loratadin không ức chế norepinephrine nên không ảnh hưởng nhiều đến chức năng tim mạch.

Dược động học

Hấp thu

  • Loratadin được hấp thu tốt sau khi uống.
  • Ăn đồng thời cùng thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu Loratadin một chút tuy nhiên không ảnh hưởng đến hiệu quả trên lâm sàng.

Phân bố

  • Loratadin có khả năng liên kết cao, 73 -76% chất chuyển hóa của Loratadin liên kết với protein huyết tương.
  • Nửa đời trong huyết tương của Loratadin là 1 giờ, và chất chuyển hóa của nó là 2 giờ.

Chuyển hóa

  • Sau khi vào cơ thể, Loratadin sẽ được hấp thu nhanh chóng và chuyển hóa bước một bởi CYP3A4 và CYP2D6.
  • Chất chuyển hóa của Loratadin là desloratadin (DL). DL là chất có hoạt tính sinh học và tạo hiệu quả trên lâm sàng. DL đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau khoảng 4 giờ.

Thải trừ

  • 40% Loratadin được bài tiết qua nước tiểu và 42% qua phân trong khoảng 10 ngày và chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa liên hợp. Khoảng 27% Loratatin được bài tiết qua nước tiểu trong 24 giờ đầu tiên.
  • Ở người khỏe mạnh thời gian bán thải trung bình của Loratadin là 8.4 giờ (từ 3 đến 20 giờ) và DL là 28 giờ (từ 8,8 đến 92 giờ)

15. Một số câu hỏi liên quan

  • Clanoz tác dụng nhanh như thế nào?

Tác dụng của thuốc nhanh hay chậm tùy từng cơ địa của mỗi người, thông thường là từ 30 phút đến 1 tiếng.

  • Tôi có thể dùng Clanoz vào ban đêm không?

Có thể. Tuy nhiên bạn nên dùng ban ngày để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Clanoz có làm tăng huyết áp không?

Hầu hết mọi người dùng thuốc Clanoz đều không gặp tình trạng tăng huyết áp.

  • Clanoz có làm mất ngủ không?

Không nhé. Thậm chí bạn có thể cảm thấy buồn ngủ khi dùng thuốc (tuy nhiên ít gặp).

  • Clanoz có an toàn cho thận không?

Clanoz tương đối an toàn với thận, vì vậy đối với bệnh nhân suy thận không cần điều chỉnh liều.

Một số lựa chọn thay thế

Danh sách 20+ thuốc chống dị ứng cập nhật mới nhất của Nhà thuốc Medphar

Nguồn tham khảo:

https://www.medicines.org.uk/emc/product/8911/smpc

5/5 (7 Reviews)

2 thoughts on “THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG CLANOZ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *