THUỐC DẠ DÀY VACOOMEZ

Thuốc Vacoomez

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Vacoomez 20. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1.Thuốc Vacoomez 20mg là thuốc gì?

  • Nhóm thuốc: Vacoomez 20mg là thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • SĐK: VD-24370-16
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Công ty sản xuất: Công ty cổ phần dược Vacopharm
  • Dạng bào chế: viên nang cứng

2. Thành phần của thuốc Vacoomez 20

Thành phần chính:

Omeprazol ……………………………………………..20mg

Tá dược: Mannitol, Sugar, Starch powder, Methylparaben sodium, Hydroxypropyl methylcellulose, Methacrylic acid copolymer, Diethyl phthalate, Sodium hydroxide, Tween 80, Calcium carbonate, Sucrose.

Omeprazol là một chất thuộc nhóm ức chế bơm proton, được sử dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do tăng tiết acid dạ dày gây ra.

Omeprazol hoạt động bằng cách ức chế enzym điều hòa sự tiết acid dạ dày H+ / K+ – ATPase.

Omeprazole được FDA chấp thuận vào năm 1989, là một trong các thuốc ức chế bơm proton đầu tiên được tìm thấy.

3. Giá thuốc Vacoomez là bao nhiêu?Mua ở đâu?

Giá thuốc Vaco omez 20mg là 40.000 VNĐ/hộp, được bán tại Nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất.

Vacoomez 20 là thuốc bán theo đơn, bạn cần đảm có đơn thuốc của bác sĩ khi mua hàng.

4. Thuốc Vaco omez có tác dụng gì?

Tác dụng thuốc vacoomez:

Thuốc được sử dụng trong điều trị dứt điểm các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thực quản có liên quan đến tăng tiết acid dạ dày.

Cơ chế tác dụng của thuốc:

Quá trình tiết acid trong dạ dày được điều hòa chủ yếu bởi enzym H+ / K+ – ATPase, enzyme này có mặt ở các tế bào viền dạ dày.
Omeprazol ngăn chặn sự tiết acid bằng cách liên kết với cystein thông qua cầu nối disulfide có trên bơm H+ / K+ – ATPase, làm ức chế quá trình sản xuất acid dạ dày.

5. Thuốc Vacoomez dùng để làm gì?

Thuốc Vaco omez được sử dụng để điều trị các bệnh cụ thể sau:

  • Giúp bạn điều trị tận gốc bệnh loét dạ dày, tá tràng: bạn sẽ không còn bị đau bụng, đầy hơi, ợ chua, mất ngủ vì những cơn đau nữa.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản: các triệu chứng khô miệng, bỏng, rát cổ họng, viêm họng sẽ không còn.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: rối loạn đường tiêu hóa do tăng acid dạ dày, nguyên nhân là do các khối u tiết hormone gastrin, kích thích dạ dày tiết acid.

6. Liều dùng và cách dùng thuốc Vacoomez 20

6.1. Liều dùng Vacoomez

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp với bạn. Thông thường, liều dùng được sử dụng như sau:

  • Trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: liều dùng mỗi ngày 20 đến 40mg, tương ứng với 1 đến 2 viên Vaco omez. Sử dụng thuốc liên tục trong 4 tuần. Nếu sau 4 tuần, vết loét vẫn chưa khỏi hoàn toàn thì bạn cần sử dụng thêm liệu trình nữa.
  • Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản có kèm theo viêm thực quản: liều dùng mỗi ngày từ 1 đến 2 viên Vacoomez 20mg. Bạn sẽ sử dụng thuốc liên tục trong thời gian 4 – 8 tuần.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: sử dụng từ 20 đến 120mg mỗi ngày. Nếu sử dụng từ 80mg một ngày trở lên, bạn nên chia thành 2 lần uống trong ngày.

6.2. Cách dùng thuốc Vacoomez

  • Thuốc bào chế dạng viên nang cứng, khi uống bạn nên uống nuốt chửng với một ít nước, bạn không được bẻ hay nhai thuốc vì sẽ làm mất hoạt tính của thuốc.
  • Bạn nên uống thuốc vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng 30 phút để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

6.3. Liệu trình sử dụng

  • Bạn cần tuân thủ thời gian điều trị theo quy định của bác sĩ để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm, loét dạ dày tá tràng.
  • Liệu trình sử dụng của thuốc Vacoomez 20 là khoảng 8 tuần.
  • Sau khi hết liệu trình bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh.
  • Bạn không được bỏ thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

6.4. Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều

  • Quên uống thuốc làm gián đoạn liệu trình sử dụng, có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Trường hợp bạn quên uống, bạn có thể uống bổ sung thuốc ngay khi nhớ ra.
  • Nếu thời điểm này gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn không nên uống bổ sung liều đã quên.
  • Bạn không được gộp liều bạn đã quên uống với liều dùng mới, vì sẽ gây quá liều, dẫn đến các phản ứng không mong muốn.

Quá liều

  • Nếu dùng quá liều Vacoomez 20mg, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, khó tiêu, buồn nôn.
  • Thông báo ngay với các nhân viên y tế nếu bạn có những biểu hiện bất thường do dùng thuốc quá liều gây ra.

7. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc nếu bạn quá mẫn cảm với Omeprazol hoặc các thành phần khác có trong tá dược.

Không sử dụng thuốc với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Không dùng đồng thời Vaco omez với atazanavir hoặc nelfinavir.

8. Hoạt chất Omeprazol những tác dụng phụ gì?

Khi sử dụng Omeprazol, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, thường gặp nhất là tình trạng đau đầu, đau bụng, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy.

Một số tác dụng phụ khác bạn có thể gặp phải, bao gồm:

  • Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết: giảm bạch cầu, tiểu cầu.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: phản ứng quá mẫn như sốt, phù mạch, sốc phản vệ.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: hạ natri máu, hạ đường huyết, hạ kali máu nặng.
  • Rối loạn tâm thần: mất ngủ, kích động, nhầm lẫn, trầm cảm, hung hăng, ảo giác.
  • Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn vị giác
  • Rối loạn mắt: nhìn mờ
  • Rối loạn hô hấp: co thắt phế quản
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn
  • Rối loạn gan mật: tăng men gan
  • Viêm da, ngứa, nổi mẩn, mề đay, rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng
  • Rối loạn cơ xương: bạn có thể bị gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống.

9. Khả năng tương tác của thuốc Vacoomez

  • Vacoomez có thể xảy ra tương tác với các thuốc phụ thuộc vào pH dạ dày, làm giảm tác dụng của chúng. Bạn cần tránh sử dụng kết hợp Vacoomez với nelfinavir và atazanavir.
  • Sinh khả dụng của digoxin có thể tăng lên 10% so với bình thường khi dùng với Vacoomez. Mặc dù độc tính của digoxin chưa được nhắc đến trong các nghiên cứu, thử nghiệm, nhưng bạn cần cẩn trọng khi dùng Vacoomez ở bệnh nhân cao tuổi. Cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi dùng thuốc Vacoomez 20mg với digoxin.
  • Vacoomez khi dùng với một số thuốc như ketoconazole itraconazole, posaconazole gây giảm hấp thu đáng kể các thuốc này.
  • Khi dùng Vacoomez với methotrexate, nồng độ của methotrexate đã được báo cáo tăng lên ở nhiều bệnh nhân. Việc tạm ngừng sử dụng Vacoomez hay không sẽ được các bác sĩ xem xét nếu cần.
  • Omeprazole là một chất ức chế vừa phải của CYP2C19, enzyme chính trong chuyển hóa omeprazole. Do đó, sự chuyển hóa của các hoạt chất đồng thời cũng được chuyển hóa bởi CYP2C19, có thể bị giảm.

10. Thận trọng khi dùng thuốc Vacoomez

  • Phụ nữ mang thai: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, tốt hơn hết bạn không nên sử dụng thuốc trong giai đoạn này.
  • Phụ nữ cho con bú: Omeprazol có thể truyền sang bé thông qua sữa mẹ. Bạn và bác sĩ cần cân nhắc việc có nên sử dụng thuốc Vacoomez khi đang cho bé bú hay không.
  • Lái xe, người điều khiển máy móc: Vacoomez có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn cần nghỉ ngơi và không nên tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tập trung.
  • Khi dùng Vacoomez 20mg với bệnh nhân suy gan, cần điều chỉnh liều dùng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Dùng Vacoomez 20mg trong một thời gian dài bạn có nguy cơ bị loãng xương, gãy xương rất cao do thiếu hụt calci, vitamin D. Bạn cần bổ sung các khoáng chất này nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc dạ dày Vacoomez

Bạn nên bổ sung thêm vitamin D, calci, và các loại thực phẩm khác chứa nhiều khoáng chất này để đảm bảo không bị thiếu hụt các chất.

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khoảng 8 tuần, sau 8 tuần bạn nên đến cơ sơ y tế kiểm tra tình trạng bệnh, nếu vẫn phải tiếp tục dùng thuốc để điều trị loét dạ dày, bạn nên chọn loại thuốc khác trong nhóm thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng như (cimetidin, bismuth,..)

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng.

Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả

Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra

Bảo quản

  • Bạn nên bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh nhiệt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất 20 đến 30 độ C.

12. Thuốc dạ dày Vacoomez có tốt không?

Ưu điểm:

  • Thuốc Vacoomez 20mg có tác dụng điều trị nhanh và tận gốc nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày, tá tràng và các rối loạn tiêu hóa liên quan đến tăng acid dạ dày.
  • Giá rẻ, chỉ khoảng 40.000 đồng một hộp.

Nhược điểm:

  • Nguy cơ bị gãy xương, đau nhức xương khớp, loãng xương cao khi sử dụng thuốc trong thời gian dài.
  • Vacoomez 20 là thuốc bán theo đơn, bắt buộc bạn phải có đơn thuốc của bác sĩ khi mua.

13. Phân biệt thuốc Vacoomez 20mg thật giả

Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc trước khi mua. Một số đặc điểm bạn có thể tham khảo:

  • Vỏ thuốc có màu hồng – trắng. Chữ “Vaco” mà trắng có bóng màu đen.
  • Logo của nhà sản xuất màu xanh trên nắp hộp.
  • Tem niêm phong của nhà sản xuất nguyên vẹn

Khi mua thuốc tại Nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và giá của thuốc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng (miễn phí cước gọi) để được tư vấn miễn phí về bệnh và thông tin liên quan đến thuốc

14. Tính chất dược lý của Omeprazol

14.1. Dược động học

Hấp thu:

  • Omeprazol không bền trong môi trường acid dạ dày, do đó, thuốc được bào chế dạng viên bao tan trong ruột.
  • Omeprazol hấp thu nhanh vào cơ thể, sau 1 đến 2 giờ uống thuốc đã đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương.

Phân bố:

  • Omeprazol liên kết chủ yếu với protein huyết tương, chiếm tới 97%.
  • Omeprazol được phân bố chủ yếu ở dịch ngoại bào.

Chuyển hóa:

  • Omeprazol được chuyển hóa nhờ hệ thống CYP450. Hệ thống ngày giúp chuyển hóa hầu hết Omeprazol thành Hydroxy Omeprazole.
  • Phần Omeprazol còn lại được chuyển hóa bởi CYP3A4, tạo thành Omeprazole sulphone.

Thải trừ:

  • Hầu hết Omeprazol được chuyển hóa qua nước tiểu, chiếm gần 80% liều dùng.
  • Phần còn lại được bài tiết qua phân, chủ yếu có nguồn gốc từ dịch mật

14.2. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc ức chế bơm proton, mã ATC: A02BC01

Cơ chế hoạt động

  • Omeprazol ức chế hoạt động của enzym H+/K+ -ATPase, giúp ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình hình thành acid dạ dày.
  • Omeprazol tác động nhanh và kiểm soát tốt quá trình ức chế đảo ngược bài tiết acid dạ dày với liều dùng mỗi ngày một lần.

Tác dụng dược lực học:

  • Tác dụng đối với bài tiết acid dạ dày: Với liều dùng được khuyến cáo 20mg một ngày, Omeprazol ức chế nhanh chóng, giảm tiết đến 80% lượng acid trong dạ dày trong khoảng thời gian 24 giờ. Lúc này, pH được duy trì trên 3 trong thời gian trung bình 17 giờ ở bệnh nhân bị loét tá tràng.
  • Do hậu quả của việc giảm bài tiết axit và axit nội tâm mạc, liều omeprazol phụ thuộc vào việc giảm/bình thường hóa việc tiếp xúc với axit của thực quản ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.

Tác dụng diệt H.pylori: Vacoomez giúp chữa lành và tiêu diệt tận gốc H.pylori, đồng thời chống tái nhiễm trong thời gian dài.

15. Một số câu hỏi liên quan

Tại sao omeprazol phải uống trước ăn?

Omeprazol cần phải uống trước khi ăn, tốt nhất là trước bữa sáng để thuốc được hấp thu tối đa vào cơ thể. Ngoài ra, một tác dụng không mong muốn của Omeprazol bạn có thể gặp phải là buồn nôn và nôn. Do đó, bạn cần uống Vacoomez trước khi ăn.

Nên dùng Vacoomez 20mg hay 40mg cho người suy gan?

Với bệnh nhân bị suy gan, liều dùng được khuyến cáo trong một ngày là 20mg. Do vậy, bạn nên sử dụng Vacoomez 20mg.

Tại sao nên dùng Varogel kết hợp với Vacoomez?

Varogel là một antacid, có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa do tăng tiết acid dạ dày. Do đó, bạn nên sử dụng kết hợp Varogel với Vacoomez, vừa có tác dụng giảm các cơn đau, vừa có tác dụng điều trị tận gốc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Một số lựa chọn thay thế

Nguồn: https://www.medicines.org.uk/emc/product/10340/smpc

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *