THUỐC DẠ DÀY PANTOSTAD

Thuốc Pantostad 40

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Pantostad 40. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1.Thuốc Pantostad 40 là thuốc gì?

  • Nhóm thuốc: Pantostad 40 là thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày
  • Pantostad SĐK: Số đăng ký thuốc Pantostad 40 là VD-18535-13
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Công ty sản xuất: Công ty TNHH LD Stada – Việt Nam
  • Dạng bào chế: viên nén bao phim tan trong ruột

2. Thành phần của thuốc Pantostad 40mg

Thành phần:

Pantoprazole ……………………………………….40 mg

Tá dược: Mannitol, triethyl citrate, calcium stearate, opadry vàng, eudragit L30D, crospovidone.

Hoạt chất pantoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton thế hệ 1, có tác dụng trong kiểm soát các bệnh do tăng acid dạ dày gây ra.

Pantoprazole liên kết với nhóm cystein của sulfhydryl trên enzym H+ / K+ – ATPase, một enzym làm tăng tiết acid dạ dày.

3. Thuốc Pantostad 40 giá bao nhiêu?Mua ở đâu?

Giá thuốc Pantostad 40 là 80.000 VNĐ/hộp, được bán tại nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết phân phối sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất.

Pantostad là thuốc bán theo đơn, bạn cần đảm bảo có đơn thuốc khi mua hàng.

4. Thuốc Pantostad 40 có tác dụng gì?

Tác dụng thuốc Pantostad 40 là điều trị triệu chứng và tiêu diệt tận gốc các nguyên nhân gây ra các bệnh do tăng tiết acid dạ dày.

Cơ chế tác dụng của thuốc:

  • Quá trình tiết acid HCl dạ dày là do enzym H+ / K+ – ATPase của bơm proton điều hòa, có mặt ở các tế bào viền dạ dày.
  • Thuốc Pantostad sẽ ức chế bước cuối cùng của quy trình tiết acid, nhờ vào liên kết với nhóm cystein.
  • Pantoprazole trong Pantostad ở dạng tiền thuốc không hoạt động, khi vào cơ thể sẽ chuyển sang dạng hoạt động, là dẫn xuất sulfenamide.

5. Thuốc Pantostad 40 trị bệnh gì?

Công dụng thuốc Pantostad là giúp bạn điều trị các bệnh dạ dày, bao gồm:

  • Giúp điều trị bệnh viêm, loét dạ dày tá tràng: bạn sẽ không còn bị ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, đau bụng làm phiền.
  • Dùng tiêu hiệt vi khuẩn Helicobacter Pylori: Kết hợp với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn h.pylori, một nguyên nhân gây viêm, loét dạ dày.
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: các vết viêm loét dạ dày là do khối u tiết hormone gastrin kích thích tăng tiết acid.
  • Phòng ngừa loét dạ dày tá tràng: Dùng trong phòng ngừa viêm loét do sử dụng lâu dài thuốc chống viêm phi steroid.

6. Cách dùng Pantostad hiệu quả là gì?

6.1. Liều dùng thuốc Pantostad 40

Tùy vào tình trạng cụ thể của bạn mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Thông thường, liều dùng với từng bệnh như sau:

Trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:

Ngày sử dụng thuốc 1 lần, liều dùng 40mg, tương ứng với 1 viên pantostad. Liệu trình điều trị từ 4 đến 8 tuần. Nếu sau 1 liệu trình bạn vẫn chưa khỏi hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định thêm 1 liệu trình nữa.

Trong điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

Liều ban đầu sử dụng là 80mg, tương ứng với 2 viên một ngày. Có thể tăng liều lên đến 240 mg tùy vào tình trạng bệnh của bạn. Từ liều 60mg trở lên, bạn có thể chia liều dùng 1 ngày ra làm 2 lần trong ngày.

Liều dùng trong phòng ngừa viêm loét do sử dụng thuốc chống viêm phi Steroid: Mỗi ngày bạn sử dụng 20mg.

Lưu ý: Bệnh nhân suy gan cần giảm liều dùng. Liều dùng tối đa một ngày là 20mg, hoặc nếu dùng thuốc 2 ngày một lần, liều dùng tối đa là 40mg.

6.2. Thuốc Pantostad 40 uống trước hay sau ăn?

Bạn nên uống thuốc Pantostad 40 trước khi ăn 30 phút và nên uống thuốc vào buổi sáng để có thể hấp thu thuốc tốt nhất, đồng thời giúp thuốc phát huy tác dụng và ngăn ngừa các cơn đau trong cả ngày.

6.3. Cách xử trí quên liều, quá liều

Quên liều

  • Nếu bạn quên uống thuốc, bạn có thể bổ sung ngay khi nhớ ra.
  • Tuy nhiên nếu thời gian đó gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và tuân thủ đúng liều dùng đã quy định.
  • Tuyệt đối bạn không được gộp 2 liều làm một.

Quá liều

  • Nếu dùng quá liều Pantostad, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, khó tiêu, buồn nôn.
  • Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc quá liều.

7. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc nếu bạn quá mẫn với Pantoprazole hoặc các thành phần khác có trong tá dược.

Không sử dụng thuốc với trẻ dưới 18 tuổi vì không đủ các nghiên cứu về tác dụng của thuốc với đối tượng này.

8. Tác dụng phụ của thuốc Pantostad 40mg

Có khoảng 5% người dùng pantoprazole có thể gặp phản ứng không mong muốn của thuốc gây ra, trong đó tác dụng phụ phổ biến nhất là đau đầu và tiêu chảy.

Ngoài ra, bạn có thể gặp các phản ứng có hại khác khi dùng thuốc, gồm:

  • Rối loạn máu: giảm tiểu cầu, bạch cầu.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: hạ natri, hạ đường huyết, hạ kali máu.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: hiện tượng quá mẫn bao gồm phản ứng phản vệ.
  • Rối loạn tâm thần: bạn có thể bị trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mất phương hướng, ảo giác, nhầm lẫn.
  • Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu, rối loạn vị giác, chóng mặt, chứng hoang tưởng.
  • Rối loạn mắt: rối loạn tầm nhìn, mờ mắt.
  • Rối loạn tiêu hóa: bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, béo bụng, táo bón, khô miệng, đau bụng, khó chịu.
  • Rối loạn ngoài da: phát ban, mề đay, phù mạch, ngứa.
  • Rối loạn hệ cơ xương khớp: đau khớp, đau cơ, gãy xương hông.
  • Suy nhược, nhiệt độ cơ thể tăng lên, phù ngoại biên, mệt mỏi.

9. Khả năng tương tác thuốc của Pantostad 40mg

  • Pantostad 40 có thể xảy ra tương tác với các thuốc phụ thuộc vào độ pH dạ dày, bao gồm một số thuốc chống nấm Azole hay Erlotinib.
  • Không được sử dụng kết hợp Pantostad 40mg với thuốc ức chế Protease (thuốc điều trị HIV) vì thuốc này cũng phụ thuộc pH dạ dày.
  • Nếu dùng Pantostad với Methotrexate sẽ làm tăng nồng độ của methotrexate. Do đó, cần xem xét việc có nên sử dụng 2 thuốc này đồng thời hay không.
  • Pantostad khi dùng với các thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Metronidazole hay Clarithromycin không gây ra bất kỳ tương tác thuốc nào. Có thể sử dụng kết hợp các thuốc này theo phác đồ điều trị vi khuẩn HP.
  • Fluvoxamine là một chất ức chế CYP2C19 khi dùng với Pantostad có thể làm tăng phơi nhiễm. Bác sĩ sẽ xem xét việc giảm liều sử dụng thuốc Pantostad nếu cần, đặc biệt nếu bạn bị suy gan.
  • Thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến các trường hợp Lupus ban đỏ bán cấp tính (SCLE). Nếu tổn thương xảy ra, đặc biệt là ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của da và nếu đi kèm với đau khớp, bệnh nhân nên nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp y tế và chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên xem xét dừng Pantoprazole. SCLE sau khi điều trị trước đó bằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ SCLE với các thuốc ức chế bơm proton khác.
  • Pantostad không gây tương tác với thức ăn, thức ăn không làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Sử dụng Pantostad trong thời gian dài có thể gây gãy xương, đặc biệt nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài.

10. Thận trọng khi dùng thuốc Pantostad 40mg

  • Phụ nữ mang thai: không có báo cáo đầy đủ về việc sử dụng thuốc Pantostad có gây độc tính với thai nhi hay không. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn không nên sử dụng thuốc trong giai đoạn này.
  • Phụ nữ cho con bú: pantoprazole có thể truyền sang bé thông qua sữa mẹ. Do đó, nếu bạn sử dụng thuốc, bạn nên ngừng cho bé bú để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
  • Lái xe, người điều khiển máy móc: pantostad ít gây ảnh hưởng đến sự tập trung. Tuy nhiên, một tác dụng phụ của thuốc bạn có thể gặp là rối loạn tầm nhìn, mờ mắt đã được báo cáo. Bạn cần theo dõi cơ thể trong những liều điều trị đầu tiên để xem phản ứng của cơ thể. Bạn không nên tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tập trung nếu bị các rối loạn trên.
  • Bạn có thể bị loãng xương, thậm chí là gãy xương do thiếu hụt calci, vitamin D khi sử dụng thuốc Pantostad 40 trong thời gian dài. Bạn cần bổ sung các khoáng chất thiếu hụt để phòng ngừa các nguy cơ gãy xương.
  • Nếu bạn dự định sử dụng thuốc Pantostad với digoxin, tốt hơn nhất bạn nên kiểm tra nồng độ magie trong máu trước khi uống vì chúng có thể gây ra hạ đường huyết.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc uống Pantostad

Bạn nên bổ sung vitamin D, Calci khi sử dụng thuốc Pantostad, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài (trên 8 tuần).

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng.

Không sử dụng thuốc nếu có biển hiện đổi màu, chảy nước, biến tính.

Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn tình trạng loét dạ dày tá tràng vẫn không thuyên giảm thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra, đề phòng mắc thêm các bệnh khác đặc biệt là ung thư.

Do dạng bàng chế là viên nén bao tan trong ruột: do đó không được bẻ thuốc, nghiền thuốc khi uống vì có thể làm mất hoạt tính của thuốc.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh nhiệt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất 20 đến 30 độ C.

12. Thuốc dạ dày Pantostad có tốt không?

Ưu điểm:

  • Thuốc Pantostad có tác dụng nhanh, điều trị tận gốc bệnh viêm, loét dạ dày
  • Giá thành không quá cao, chỉ khoảng 80.000 đồng

Nhược điểm:

  • Thuốc không sử dụng được cho trẻ dưới 18 tuổi
  • Gây nguy cơ loãng xương cao, cần bổ sung thêm khoáng chất

13. Phân biệt thuốc Pantostad 40 mg thật giả

Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc trước khi mua. Một số đặc điểm bạn có thể tham khảo:

  • Vỏ hộp có màu trắng – tím nhạt
  • Màu sắc in sắc nét, không bị nhòe mực
  • Tem niêm phong của nhà sản xuất nguyên vẹn

Khi mua thuốc tại nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và giá của thuốc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng (miễn phí cước gọi) để được tư vấn miễn phí về bệnh và thông tin liên quan đến thuốc

14. Dược lý

14.1. Dược động học

Hấp thu

  • Chỉ sau 2,5 giờ khi uống liều đầu tiên, nồng độ pantoprazole đã đạt đỉnh trong máu.
  • Dùng pantoprazole trước hoặc sau bữa ăn không gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Thức ăn chỉ làm trễ thời gian diễn ra hấp thu thuốc.

Phân bố

  • Pantoprazole liên kết chủ yếu với protein huyết tương, chiếm tới 98%.
  • Pantoprazole phân bố chủ yếu trong dịch ngoại bào.

Chuyển hóa

  • Pantoprazole hầu như được chuyển hóa ở gan.
  • Con đường trao đổi chất chính là demethyl hóa bởi CYP2C19 với sự liên hợp sunfat tiếp theo, con đường trao đổi chất khác bao gồm quá trình oxy hóa bởi CYP3A4.

Thải trừ

  • Pantoprazole được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, chiếm đến 80%, ở dưới dạng chất chuyển hóa là chủ yếu, gồm desmethyl pantoprazole kết hợp với sulphate.
  • Phần chất còn lại được thải trừ qua phân.

14.2. Dược lực

Cơ chế hoạt động

  • Pantoprazole là một loại thuốc thay thế benzimidazole có tác dụng ức chế sự tiết axit hydrochloric trong dạ dày bằng cách phong tỏa cụ thể các bơm proton của các tế bào thành phần.
  • Pantoprazole chuyển sang dạng hoạt động của nó trong môi trường axit nơi nó ức chế enzyme H +, K + -ATPase, tức là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất axit hydrochloric trong dạ dày.
  • Sự ức chế phụ thuộc vào liều và ảnh hưởng đến cả bài tiết axit cơ bản và kích thích.

Tác dụng dược lực học

  • Nồng độ Gastrin lúc đói tăng theo Pantoprazole. Khi sử dụng ngắn hạn, trong hầu hết các trường hợp, chúng không vượt quá giới hạn trên của bình thường.
  • Trong thời gian điều trị lâu dài, nồng độ gastrin tăng gấp đôi trong hầu hết các trường hợp. Một sự gia tăng quá mức, tuy nhiên, chỉ xảy ra trong trường hợp bị cô lập. Kết quả là, sự gia tăng nhẹ đến trung bình số lượng tế bào nội tiết cụ thể (ECL) trong dạ dày được quan sát thấy trong một số ít trường hợp trong điều trị lâu dài (đơn giản là tăng sản adenomatoid).

15. Một số câu hỏi liên quan

Thuốc Pantoprazole 40mg (Pantostad 40) có thể dùng cho trẻ em được không?

Không có các nghiên cứu cụ thể về tác dụng, ảnh hưởng của Pantoprazole với trẻ em dưới 18 tuổi. Do đó, để đảm bảo mọi an toàn, không sử dụng thuốc Pantoprazole 40mg với trẻ em.

Pantostad 40 mg có gây trầm cảm không?

Một tác dụng phụ của Pantostad 40mg là gây trầm cảm. Tuy nhiên, tác dụng phụ này rất hiếm gặp. Nếu bạn gặp phải tác dụng không mong muốn này, bạn cần ngừng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nên dùng Pantostad 40 mg trong bao lâu?

Với mỗi bệnh cụ thể sẽ có thời gian điều trị thuốc Pantostad 40 mg khác nhau. Thông thường, bạn sẽ sử dụng thuốc liên tục trong 4 đến 8 tuần. Nếu điều trị 1 liệu trình không khỏi, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thêm 1 liệu trình nữa.

Một số lựa chọn thay thế

Nguồn tham khảo: https://www.medicines.org.uk/emc/product/7090/smpc

5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *