THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG LORUCET-10

Thuốc Lorucet 10

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Lorucet-10. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc chống dị ứng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1. Lorucet-10 là thuốc gì

  • Nhóm thuốc: Lorucet-10 là thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc chống dị ứng
  • SĐK: VN-8638-04
  • Nơi sản xuất: Ấn Độ
  • Công ty sản xuất: Brown & Burk Pharm., Ltd – ẤN ĐỘ
  • Dạng bào chế: viên nén

2. Thành phần của thuốc Lorucet 10

Thành phần chính:

Loratadine ……………………………………..10mg

Tá dược: Lactose, cellulose, tinh bột ngô, magie stearate.

Loratadin là một thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2, thường được sử dụng trong kiểm soát các triệu chứng của dị ứng gây ra. Loratadin có hiệu quả trong việc giảm ngứa có nguyên nhân do giải phóng histamin.

So với các thuốc kháng histamin thế hệ 1, loratadin không đi qua hàng rào máu não, không có tác dụng an thần gây ngủ, an toàn hơn cho người bệnh.

3. Thuốc Lorucet-10 giá bao nhiêu?Mua ở đâu?

Giá thuốc lorucet 10mg là 30.000 VNĐ/hộp, được bán tại nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất.

4. Thuốc Lorucet-10 có tác dụng gì?

Tác dụng thuốc Lorucet:

Giúp điều trị các triệu chứng bệnh liên quan đến dị ứng, bao gồm dị ứng theo mùa, dị ứng thức ăn và dị ứng với vật nuôi.

Cơ chế tác dụng của thuốc:

Thuốc Lorucet gắn với các thụ thể histamin trên bề mặt tế bào, gồm tế bào cơ trơn, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, tế bào nội mô. Hoạt chất Loratadin có thể gắn trực tiếp hoặc hình thành tín hiệu mà không cần histamin liên kết với tế bào.

Lorucet-10 tạo sự cân bằng giữa dạng hoạt động và không hoạt động của thụ thể. Nếu sự có mặt của histamin làm ổn định dạng hoạt động, thì sự có mặt của loratadin là ổn định dạng không hoạt động

Loratadin hoạt động như chất vận chủ ngược và được chuyển hóa ở gan.

5. Công dụng thuốc Lorucet là gì?

Công dụng của Lorucet 10 giúp bạn điều trị triệu chứng của các bệnh:

  • Viêm mũi dị ứng: thuốc đặc biệt hữu ích trong điều trị ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi, nhưng hiệu quả thấp hơn đối với nghẹt mũi.
  • Viêm kết mạc dị ứng: giúp cải thiện các triệu chứng ngứa, viêm, sưng đỏ ngay lập tức.
  • Phản ứng dị ứng cấp tính: giúp điều trị các phản ứng dị ứng cấp độ nhẹ đế trung bình do tăng giải phóng hạt của tế bào mast khi tiếp xúc với dị nguyên như thức ăn, phấn hoa
  • Mày đay: Lorucet giúp loại bỏ phát ban, giảm ngứa, thu nhỏ các vết viêm trên da của bạn.

6. Liều dùng và cách dùng thuốc Lorucet

6.1. Cách dùng thuốc Lorucet

Tùy vào loại dị ứng bạn gặp phải mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp với bạn. Liều dùng thường được sử dụng cho từng loại bệnh như sau:

  • Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi: liều dùng 10mg, tương ứng với 1 viên. Ngày uống 1 lần
  • Với trẻ có độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi:
    • Nếu trẻ có cân nặng dưới 30kg: ngày uống 1 lần, liều dùng 1/2 viên
    • Nếu trẻ có cân nặng từ 30kg trở lên: ngày uống 1 lần, liều dùng 1 viên
  • Đối với bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận: cần điều chỉnh liều với đối tượng này. Bạn có thể dùng mỗi ngày 1 lần, liều dùng ½ viên. Hoặc bạn có thể uống 2 ngày 1 lần, liều dùng 1 viên.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc Tadaritin thay thế cho thuốc Lorucet.

6.2. Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều:

Nếu bạn quên uống thuốc, bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian đó gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và thực hiện liều như quy định, không được tự ý tăng hoặc giảm liều.

Bạn có thể đặt giờ báo thức uống thuốc hoặc nhờ người thân nhắc mình uống thuốc đúng giờ

Quá liều:

Nếu dùng quá liều Lorucet 10, bạn có thể gặp phải các phản ứng không mong muốn như buồn ngủ, nhịp tim nhanh, chóng mặt, đau đầu.

Khi có các biểu hiện bất thường, bạn cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh gây các biến chứng nguy hiểm.

7. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc nếu bạn quá mẫn cảm với Loratadin và các thành phần khác có trong tá dược.

8. Tác dụng phụ của thuốc dị ứng lorucet

Ngoài các tác dụng điều trị triệu chứng của dị ứng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Với liều khuyến cáo 10mg mỗi ngày, các phản ứng bất lợi với loratadin đã được báo cáo ở 2% bệnh nhân. Các biểu hiện bất thường đã được báo cáo, bao gồm:

  • Đau đầu, tăng sự thèm ăn và mất ngủ.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ, phù mạch (hiếm gặp)
  • Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt, co giật (hiếm gặp)
  • Rối loạn tim: tăng nhịp tim, đánh trống ngực (hiếm gặp)
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, khô miệng, viêm dạ dày (hiếm gặp)
  • Rối loạn chức năng gan (rất hiếm gặp)
  • Phát ban, rụng tóc (rất hiếm gặp)
  • Mệt mỏi, hồi hộp (rất hiếm gặp)

9. Khả năng tương tác của thuốc lorucet

  • Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời Lorucet với các chất ức chế CYP3A4 hoặc CYP2D6, gây ra tăng nồng độ loratadin, làm gia tăng các tác dụng phụ.
  • Nồng độ loratadin trong máu có thể tăng khi sử dụng kết hợp với các chất sau:
    • Ketoconazole
    • Erythromycin
    • Cimetidine
  • Loratadin được chuyển hóa chủ yếu ở gan và bài tiết qua nước tiêu. Bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc gan có nguy cơ gặp các tác dụng phụ từ loratadin cao hơn so tích lũy thuốc và chất chuyển hóa trong cơ thể. Do vậy, khi sử dụng thuốc với đối tượng này cần giảm liều lượng.
  • Dùng đồng thời Lorucet với rượu có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt hơn nhất, bạn nên ngừng uống rượu khi sử dụng thuốc.

10. Thận trọng khi dùng thuốc Lorucet

  • Phụ nữ mang thai: Các báo cáo nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng Lorucet với phụ nữ mang thai cho thấy không có độc tính dị tật trên trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu trên động vật cũng không chỉ ra tác động có hại nào. Để phòng ngừa, bạn không nên sử dụng Lorucet khi đang mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú: Loratadin có thể truyền sang bé thông qua sữa mẹ. Do đó, bạn không nên sử dụng thuốc khi đang cho con bú. Nếu sử dụng thuốc, bạn nên ngừng cho con bú
  • Lái xe, người điều khiển máy móc: Lorucet có tác dụng phụ không mong muốn hiếm gặp, ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn là đau đầu, buồn ngủ. Bạn vẫn nên cẩn thận khi tham gia các hoạt động hàng ngày.
  • Người bị suy gan, suy thận cần điều chỉnh liều dùng. Với người cao tuổi, bạn không cần điều chỉnh liều dùng.
  • Với bệnh nhân bị bệnh mày đay, nếu sử dụng thuốc Lorucet điều trị mà không thể loại bỏ phát ban, bạn cần đi kiểm tra xem các vết phát ban trên da có đúng là mày đay hay không.
  • Mày đay tự phát mạn tính là bệnh có tính chất tái phát, lặp đi lặp lại và có thể tự cải thiện. Bệnh nhân được khuyến khích giảm hoặc ngừng thuốc theo đợt để đảm bảo việc sử dụng thuốc này vẫn cần thiết trên bệnh nhân.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc Lorucet-10

Nếu bạn bị dị ứng thức ăn, bạn nên mang theo một ít thuốc Lorucet bên người để kiểm soát tình trạng dị ứng của mình.

Thuốc có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm trên da, chính vì vậy, ngừng dùng thuốc ít nhất 48 giờ nếu có làm các xét nghiệm trên da.

Đối với những người suy gan không nên sử dụng thuốc.

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng.Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả,..

Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

Do dạng bàng chế là viên nén: do đó không được bẻ thuốc, nghiền thuốc khi uống

Bảo quản

  • Bạn nên bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh nhiệt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 20 đến 30 độ C.

12. Thuốc Lorucet-10 có tốt không

Ưu điểm:

  • Lorucet thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2, không đi qua hàng rào máu não, không có tác dụng an thần, gây ngủ. Vì vậy, so với thuốc kháng histamin thế hệ 1, lorucet ít tác dụng phụ hơn.
  • Có thể dùng được lâu dài hơn một số thuốc chống dị ứng có chứa corticoid.

Nhược điểm:

  • Tác dụng không nhanh và mạnh bằng các thuốc có chức có corticoid.
  • Khan hiếm, khó mua tại các nhà thuốc thông thường.

13. Phân biệt thuốc dị ứng Lorucet 10 mg thật giả

Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc trước khi mua. Một số đặc điểm nhận dạng bạn có thể tham khảo:

  • Màu sắc chính: vàng cam và trắng
  • Logo của nhà sản xuất nằm trên cách gạch vàng cam có độ rộng khác nhau
  • Tem của nhà sản xuất còn nguyên vẹn.

Khi mua thuốc tại nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và giá cả của thuốc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng (miễn phí cước gọi) để được tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và các thông tin về thuốc.

14. Dược lý

14.1. Dược động học

Chuyển hóa:

Sau khi uống, loratadin được hấp thu nhanh chóng và tốt và trải qua quá trình chuyển hóa bước một qua gan, chủ yếu là CYP3A4 và CYP2D6. Chất chuyển hóa chính – desloratadine (DL) – có hoạt tính dược lý và chịu trách nhiệm cho một phần lớn của hiệu quả lâm sàng. Loratadine và DL đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương (T max ) trong khoảng 1 – 1,5 giờ và 1,5 – 3,7 giờ sau khi dùng, tương ứng.

Phân bố:

  • Loratadin liên kết cao (97% đến 99%) với protein huyết tương. Chất chuyển hóa chính hoạt động của nó là desloratadine (DL).
  • Ở những người khỏe mạnh, thời gian bán hủy phân phối trong huyết tương của loratadin và chất chuyển hóa hoạt động của nó lần lượt là khoảng 1 và 2 giờ.

Thải trừ:

  • Loratadin chủ yếu bài tiết qua nước tiểu (khoảng 40%) và qua phân (khoảng 42%) dưới dạng chất chuyển hóa. Khoảng 27% liều được loại bỏ trong nước tiểu trong 24 giờ đầu tiên. Chỉ có khoảng 1% các chất bài tiết dưới dạng không hoạt động, loratadin hoặc DL.
  • Nửa đời thải trừ trung bình ở những người trưởng thành khỏe mạnh là 8.4 giờ (khoảng = 3 đến 20 giờ) đối với loratadin và 28 giờ (khoảng = 8,8 đến 92 giờ) đối với chất chuyển hóa hoạt động chính.

Hấp thu:

  • Loratadin hấp thu nhanh vào cơ thể. Thức ăn không ảnh hưởng đến tác dụng của loratadin, chỉ ảnh hưởng nhỏ đến thời gian hấp thu của thuốc.

14.2. Dược lực

Nhóm dược lý: thuốc kháng histamin – thuốc đối kháng H1, mã ATC R06AX13
Cơ chế hoạt động:

  • Loratadine thành phần hoạt chất trong thuốc này là thuốc kháng histamin ba vòng với hoạt tính thụ thể H1 ngoại biên chọn lọc.

Tác dụng dược lực học:

  • Loratadine không có đặc tính an thần hoặc kháng cholinergic có ý nghĩa lâm sàng trong phần lớn dân số và khi được sử dụng với liều lượng khuyến cáo.
  • Loratadine không có hoạt tính H 2 -receptor đáng kể . Nó không ức chế sự hấp thu của norepinephrine và thực tế không ảnh hưởng đến chức năng tim mạch hoặc hoạt động của máy tạo nhịp tim nội tại.

Hiệu quả lâm sàng và an toàn

  • Hơn 10.000 đối tượng (12 tuổi trở lên) đã được điều trị bằng thuốc loratadine 10 mg trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát. Loratadin viên 10mg mỗi ngày một lần là vượt trội so với giả dược và tương tự như clemastine trong việc cải thiện tác dụng đối với các triệu chứng mũi và không mũi của AR.
  • Trong các nghiên cứu này, tình trạng buồn ngủ xảy ra ít thường xuyên hơn với loratadine so với clemastine và có cùng tần số với terfenadin và giả dược.

15. Một số câu hỏi liên quan

  • Thuốc Lorucet hay metason dùng tốt hơn?

Metason có tác dụng nhanh và mạnh hơn Lorucet nhưng không sử dụng lâu dài được như Lorucet. Mặt khác, Lorucet ít tác dụng phụ hơn.

  • Tôi có thể dùng tối đa bao nhiêu viên Lorucet 1 ngày?

Bạn chỉ nên dùng tối đa 10mg loratadin, tương ứng 1 viên lorucet một ngày.

  • Thuốc Lorucet có gây buồn ngủ không?

Lorucet ít gây buồn ngủ. Nhưng trường hợp sử dụng quá liều hoặc quá nhạy cảm với thuốc có thể gặp hiện tượng ngủ gà.

Một số lựa chọn thuốc thay thế Lorucet-10

Tham khảo thêm các thuốc chống dị ứng tại đây

Nguồn tham khảo:
eMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/10942/smpc

5/5 (10 Reviews)

5 thoughts on “THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG LORUCET-10

  1. Phương Văn Tiến says:

    dùng thuốc lorucet thay cho các thực phẩm chức năng chống dị ứng thông thường được không nhỉ, với cả tôi mới dùng được 2 ngày, thấy khá hiệu quả rồi nhưng có cần kiêng khem gì thêm không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *