THUỐC BẢO VỆ GAN HEPATYMO

Thuốc bảo vệ gan Hepatymo tại Nhà thuốc Medphar

Tại bài viết này, nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Hepatymo. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc điều trị bệnh gan được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1.Thuốc Hepatymo là thuốc gì?

  • Nhóm thuốc: Hepatymo thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh gan, đặc hiệu với virus viêm gan B.
  • SĐK: VD-21746-14
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Công ty sản xuất: Công ty liên doanh Meyer-BPC.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

2. Thành phần của thuốc Hepatymo

Thành phần:

Tenofovir disoproxil fumarat……….300 mg

Tá dược: vừa đủ.

Thông tin về Tenofovir disoproxil fumarat: Tenofovir disoproxil fumarate là một tiền chất của tenofovir. Tenofovir thuộc một nhóm thuốc kháng retrovirus được gọi là thuốc ức chế men sao chép ngược của virus. Thuốc này được kê đơn kết hợp với các loại thuốc khác để kiểm soát nhiễm HIV cũng như điều trị viêm gan siêu vi B. Tenofovir disoproxil được phê duyệt vào năm 2001.

3. Thuốc Hepatymo 300mg giá bao nhiêu?Mua ở đâu?

Giá thuốc Hepatymo là 336.000đ/hộp. Bạn có thể mua thuốc Hepatymo tại nhà thuốc Medphar.

Ngoài ra, chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tổng đài tư vấn miễn phí 24/7. Nhà thuốc Medphar cam kết bán hàng chính hãng từ nhà sản xuất, đặt sức khỏe người dùng lên hàng đầu.

Thuốc Hepatymo là thuốc kê đơn. Vì vậy, bạn cần có đơn của bác sĩ khi mua thuốc.

4. Thuốc Hepatymo có tác dụng gì?

  • Thuốc Hepatymo thể hiện tác dụng qua thành phần chính Tenofovir disoproxil fumarat: Hoạt chất này có cấu trúc là một loại nucleotit diester, Tenofovir disoproxil fumarat được thủy phân thành tenofovir và photphorin hóa thành tenofovir diphosphat trong tế bào.
  • Tại đây, Tenofovir diphosphat ức chế enzym HIV-1 reverse transcriptase và viêm gan B polymerase bởi sự cạnh tranh liên kết trực tiếp với deoxyadenosine-5′ triphosphate làm chấm dứt chuỗi ADN của virus.

5. Thuốc Hepatymo trị bệnh gì?

  • Thuốc Hepatymo được chỉ định điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn. Với điều kiện bệnh lý viêm gan còn bù, virus còn nhân lên, có hình ảnh mô học của tình trạng viêm hoạt động hay xơ hóa.
  • Dùng Hepatymo phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị và phòng ngừa HIV.

6. Liều dùng và cách dùng thuốc Hepatymo

Liều dùng, cách dùng:

  • Điều trị viêm gan B mạn tính: 1 lần/ngày, 1 viên/lần.
  • Điều trị HIV: 1 viên x 1 lần/ngày. Kết hợp cùng thuốc kháng retrovirus khác.
  • Phòng ngừa HIV có nguyên nhân do nghề nghiệp: 1 viên x 1 lần/ngày. Uống ngay sau khi tiếp xúc khoảng vài giờ.
  • Phòng ngừa HIV cho đối tượng không do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên x 1 lần/ngày. Uống trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc.
  • Với bệnh nhân suy thận, phải giảm hoặc điều chỉnh liều tùy theo độ thanh thải creatinin của người bệnh.
  • Nếu độ thanh thải creatinin ≥ 50ml/ phút: dùng liều thông thường 1 lần/ngày
  • Nếu là 30 – 49 ml/ phút: mỗi lần uống thuốc phải cách nhau 48 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin 10 – 29 ml/ phút: uống thuốc sau mỗi 72 – 96 giờ.
  • Bệnh nhân thẩm phân máu dùng mỗi liều cách nhau 7 ngày, dùng sau khi thẩm phân 12 giờ.

Liệu trình sử dụng:

  • Dùng thuốc để điều trị viêm gan B ít nhất 48 ngày.
  • Dùng thuốc Hepatymo điều trị HIV bắt buộc phải kết hợp với thuốc kháng retrovirus khác. Thời gian ngừng thuốc chưa rõ, khi thuốc hết tác dụng thì phải ngừng thuốc.
  • Với dự phòng nhiễm HIV: nên bắt đầu uống thuốc càng sớm càng tốt (trong vài giờ đầu tiên sau tiếp xúc). Duy trì thuốc trong liên tục trong 4 tuần tiếp theo.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều:

  • Quên liều: Bạn nên uống thuốc đều đặn và đúng giờ. Trường hợp lỡ quên một liều thuốc, hãy uống ngay khi bạn nhớ ra. Nếu đã gần đến thời điểm uống liều tiếp theo (khoảng 5 tiếng) hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc đúng thời gian đã định. Tuyệt đối không tự ý gấp đôi liều hay uống hai liều quá gần nhau để bổ sung.
  • Quá liều: Các triệu chứng có thể có khi quá liều thuốc Hepatymo: buồn nôn, nôn, phát ban, nhiễm toan lactic (đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, thở nhanh và yếu..) Nếu nghi ngờ quá liều hoặc có bất kì triệu chứng bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Bạn cần được theo dõi và thực hiện các biện pháp làm giảm nguy cơ ngộ độc thuốc.

7. Chống chỉ định

Không dùng thuốc Hepatymo nếu bạn mẫn cảm với Tenofovir disoproxil fumarat, Tenofovir hay bất kì thành phần tá dược nào của thuốc.

8. Tác dụng phụ của thuốc Hepatymo

  • Khi dùng thuốc Hepatymo, có thể sẽ có các phản ứng phụ sau đâu. Những biểu hiện dưới đây tùy vào cơ địa mỗi người:
  • Thường gặp: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, phát ban da.
  • Thực hiện các xét nghiệm có thể sẽ thấy tăng amylase huyết thanh, hạ phosphate huyết.
  • Các tác dụng phụ khác như: ảnh hưởng đến thần kinh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, ra mồ hôi, trầm cảm, suy nhược…
  • Đã có những báo cáo về tăng men gan, tăng glyceride máu, tăng đường huyết và giảm bạch cầu trung tính.
  • Nếu có biểu hiện bất thường nào xảy ra, hãy đến cơ sở y tế hoặc báo với bác sĩ của bạn. Bạn cần được kiểm tra kịp thời.

9. Khả năng tương tác thuốc của Hepatymo

  • Thuốc Hepatymo không nên dùng đồng thời với các sản phẩm thuốc khác có chứa tenofovir disoproxil hoặc tenofovir alafenamide.
  • Do Tenofovir chủ yếu được đào thải qua thận, nên sử dụng đồng thời Hepatymo với các sản phẩm thuốc làm giảm chức năng thận hoặc cạnh tranh để tiết ra ống hoạt động thông qua các protein vận chuyển hOAT 1, hOAT 3 hoặc MRP 4 (ví dụ như cidofovir).
  • Không nên phối hợp thuốc Hepatymo với các thuốc: Didanosine, Atazanavir, Tacrolimus, các thuốc làm giảm hoặc cạnh tranh đào thải qua thận.
  • Với bệnh nhân điều trị cả HIV và viêm gan B, cần có chế độ ăn phù hợp khi dùng thuốc.
  • Bạn cần liệt kê tất cả các thuốc hay thực phẩm chức năng đang sử dụng cho bác sĩ biết. Từ đó loạt bỏ những tương tác thuốc bất lợi và tăng hiệu quả điều trị của thuốc.

10. Thận trọng khi dùng thuốc Hepatymo

  • Phụ nữ mang thai: Có nghiên cứu cho rằng, thuốc Hepatymo không gây dị tật hay độc tính nghiêm trọng với thai nhi. Tuy nhiên, người ta chưa đảm bảo được độ an toàn tuyệt đối với mẹ và bé. Vì vậy, không nên dùng thuốc Hepatymo khi bạn đang mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú: Tenofovir đã được chứng minh là bài tiết qua sữa mẹ. Vẫn không đủ thông tin về tác dụng của Tenofovir ở trẻ sơ sinh. Do đó Hepatymo không nên được sử dụng trong thời gian cho con bú. Theo khuyến cáo, mẹ bị nhiễm HIV hay viêm gan B đều không nên cho con bú để tránh lây nhiễm cho trẻ.
  • Lái xe: Thuốc có thể gây chóng mặt nhẹ. Tác dụng phụ này xảy ra ở tùy bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi lái xe và sử dụng máy móc trong thời gian dùng thuốc Hepatymo.
  • Suy thận: Người suy thận cần được điều chỉnh liều phù hợp với độ thanh thải creatinin ở thận (đã liệt kê ở mục 6). Thuốc Hepatymo có gây tác dụng phụ cho thận nên cần kiểm tra chức năng thận thường xuyên.
  • Người già: Chưa có nghiên cứu chứng minh tác dụng hay độ an toàn của thuốc với người già. Vì vậy, không nên dùng thuốc Hepatymo cho những người trên 65 tuổi.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc

  • Mặc dù ức chế virus hiệu quả bằng liệu pháp kháng vi-rút đã được chứng minh là làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền qua đường tình dục, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ. Các biện pháp phòng ngừa lây truyền nên được thực hiện và tuân thủ.
  • Bệnh nhân cần được theo dõi xương thường xuyên khi dùng đồng thời thuốc Hepatymo với Lamivudin và Efavirenz. Các thuốc này có thể làm giảm mật độ khoáng, tăng hủy và tăng chuyển hóa xương.
  • Bệnh nhân cũng cần được theo dõi chức năng gan, thận thường xuyên. Điều này vừa phát hiện sớm những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải, vừa xác định được đáp ứng của người bệnh với thuốc. Từ đó điều chỉnh liều thuốc phù hợp.
  • Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả hay thuốc quá hạn.
  • Do dạng bào chế của thuốc Hepatymo là viên nén bao phim, bạn không được bẻ thuốc, nghiền viên thuốc khi uống để đảm bảo tác dụng của thuốc còn nguyên vẹn.

Bảo quản:

  • Giữ thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Nhiệt độ bảo quản thích hợp là dưới 30 độ C.
  • Không để thuốc trong nhà tắm hay ngăn đá tủ lạnh.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

12. Thuốc Hepatymo 300mg có tốt không?

Ưu điểm:

  • Thuốc sản xuất tại Việt Nam, dễ mua, giá thành phải chăng.
  • Có thể điều trị cả viêm gan B và HIV.
  • Thuốc điều trị tốt, dùng đường uống nên rất dễ sử dụng.

Nhược điểm:

  • Thuốc không được dùng cho trẻ em và người cao tuổi.
  • Phải phối hợp với thuốc khác để điều trị HIV.
  • Thời gian điều trị lâu.

13. Phân biệt thuốc Hepatymo thật giả

  • Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc trước khi mua. Dưới đây là một số đặc điểm bên ngoài của thuốc Hepatymo bạn có thể tham khảo:
  • Vỏ hộp có màu trắng và hồng.
  • Trên vỏ hộp có đầy đủ các thông tin về thành phần, địa chỉ và logo nhà sản xuất, số đăng ký.
  • Mực in sắc nét, dễ nhìn, không bị nhòe.
  • Hộp giấy cứng cáp, tem niêm phong nguyên vẹn.
  • Khi mua thuốc tại Nhà thuốc MedPhar, bạn sẽ hoàn toàn an tâm về chất lượng và giá cả của sản phẩm. Chúng tôi có tổng đài tư vấn 24/7, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc về bệnh và thông tin thuốc.

14. Dược lý

Dược lực:

  • Nhóm dược lý: Thuốc kháng vi-rút để sử dụng toàn thân
  • Cơ chế tác dụng: Tenofovir tác dụng bằng cách ức chế enzym phiên mã ngược và polymerase của virus. Điều này làm cho virus khó có thể nhân lên, không thể sao chép gen và ngăn chặn việc gắn gen virus vào ADN con người.

Dược động học:

  • Sau khi uống, Tenofovir disoproxil nhanh chóng được hấp thu và chuyển thành Tenofovir. Sinh khả dụng khi dùng thuốc cùng với thức ăn (đặc biệt là bữa ăn giàu béo) sẽ cao hơn khi đói.
  • Thuốc được phân bổ chủ yếu đến gan, thận và các mô, khả năng liên kết với huyết tương không cao.
  • Thuốc được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.

15. Một số câu hỏi liên quan.

Thuốc Hepatymo và Protevir có thành phần giống nhau không?

Cả hai thuốc này đều có thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarate, vì vậy, công dụng của chúng sẽ tương tự nhau. Hepatymo là thuốc được sản xuất trong nước còn Protevir là thuốc ngoại nhập.

Có thể dùng thuốc Hepatymo cho người bị HIV và viêm gan B không?

Có thể dùng thuốc Hepatymo để điều trị cả hai bệnh. Tuy nhiên, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra, điều trị HIV bằng Hepatymo cần được dùng kết hợp với thuốc kháng retrovirus khác.

Sau khi dùng thuốc Hepatymo, tôi còn có thể lây nhiễm viêm gan B cho người khác không?

Thuốc Hepatymo giúp giảm đáng kể khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể giữ ngưỡng virus đạt tối thiểu, không thể tiêu diệt hoàn toàn. Vì thế không thể loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm. Bạn cần thận trọng trong sinh hoạt cá nhân để tránh lây nhiễm cho người khác.

Một số lựa chọn thay thế:

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *