Đau dạ dày có ăn mì tôm được không?

Dạo gần đây, Nhà thuốc Mephar có nhận được nhiều câu hỏi với cùng chủ đề là: đau dạ dày ăn mì tôm được không? Để trả lời cho vấn đề này, chúng tôi quyết định thực hiện bài viết này, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày có ăn mì tôm được không
Đau dạ dày có ăn mì tôm được không

1. Đau dạ dày có ăn mì tôm được không?

Mì tôm hay mì ăn liền là một món ăn ưu thích của đại đa số người dân Việt Nam. Theo thống kê, Việt Nam là một trong 5 nước tiêu thụ mì tôm nhiều nhất thế giới. Lý do bởi đặc tính sử dụng nhanh, tiện lợi của mì tôm. Chỉ cần 3 phút là bạn đã có thể sử dụng ngay.

Nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người bị đau dạ dày không nên ăn mì tôm.

Trong mì tôm chứa rất nhiều chất không tốt đối với sức khỏe đặc biệt là đối với sức khỏe đường tiêu hóa. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết lý do này ngay dưới đây.

Xem thêm:

2. Tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn mì tôm

Đối với với hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở những người đau dạ dày mì tôm gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng:

Nguyên nhân là do trong mì tôm có chứa rất nhiều chất bảo quản ,chất phụ gia. Trong đó đặc biệt nhất là chất Tertiary-Butyl Hydroquinone hay còn gọi là TBHQ. Chất này được sử dụng trong hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn nhanh để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.

Theo tổ chức y tế thế giới chỉ số TBHQ phù hợp, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người là 0 – 0,5mg/kg. Khi hàm lượng chất chất này vượt quá 5g/kg sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc với các biểu hiện như hôn mê, buồn nôn và nôn mửa, đầy bụng, chướng hơi, cơ thể mệt mỏi thậm chí là có thể dẫn tới tình trạng tử vong.

Mặc dù nồng động TBHQ của mì tôm ở mức cho phép nhưng khi sử dụng mì tôm lâu và kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng tích lũy TBHQ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đặc biệt là chức năng hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, mì tôm không chỉ ảnh hưởng tối sức khỏe đường tiêu hóa mà còn còn ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn cơ thể.

Đối với cơ thể, mỳ tôm gây một số hậu quả như:

  • Tình trạng thừa cân, béo phì: do mì tôm là loại thực phẩm chứa nhiều calo (khoảng 350 calo mỗi gói), điều này sẽ làm dư thừa năng lượng, tăng quá trình tích lũy mỡ thừa
    Đẩy nhanh quá trình lão hóa trong cơ thể: điều này sẽ khiến cho làn da của bạn không còn được trẻ trung như trước nữa. Nguyên nhân là do trong mì tôm có chứa nhiều chất oxy hóa.
  • Nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng: Trong 1 gói mì tôm có chứa 7g chất đạm 13g chất béo và chứa khoảng 50g Carbohydrate. Với thành phần dinh dưỡng như này thì mì tôm thiếu rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Sử dụng mì tôm trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch: nguyên nhân là do trong mì tôm có chứa nhiều chất béo không no, các chất béo này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, người cao tuổi, người béo phì.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư: Trong mì tôm có chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, chất oxy hóa. Các chất này có thể gây đột biến gen của tế bào, dẫn tới sự tăng sinh bất thường, hình thành tế bào ung thư và các khối u.
  • Gây bệnh về thận, đặc biệt là sỏi thận: Trong mì tôm có chứa chứa rất nhiều muối. Sử dụng mì tôm lâu ngày sẽ gây lắng đọng muối ở thận, hình thành sỏi thận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng thận.

Có thể bạn quan tâm: Viên sủi thảo dược hỗ trợ điều trị đau dạ dày Yakumi

Xem chi tiết thông tin sản phẩm:

xem thêm

3. Chế độ ăn đúng cách cho người bị đau dạ dày

3.1. Ăn mì tôm đúng cách cho người bị đau dạ dày

Có những xem mì tôm là món ăn ưa thích, không thể thiếu hoặc tùy thuộc vào hoàn cảnh, đặc thù công việc nên phải ăn mì tôm. Khi ăn mì tôm bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu tác hại đối với cơ thể:

  • Sử dụng mì tôm kèm với các loại rau củ như rau cải, cà rốt, cà chua, rau muống. Lượng chất xơ trong các loại rau củ này có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn đồng thời cũng bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất mà trong mì tôm không có như vitamin A, Vitamin C,..
  • Sử dụng thêm thịt khi ăn cùng mì tôm. Bạn có thể sử dụng thịt bò, thịt lợn để ăn cùng mì tôm. Như vậy bạn sẽ không lo đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng khi sử dụng mì tôm kéo dài.
  • Chỉ sử dụng mì tôm tạm thời, tuyệt đối không sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây tích lũy nhiều chất độc hại trong cơ thể.
Hướng dẫn ăn mì tôm đúng cách
Hướng dẫn ăn mì tôm đúng cách

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thay thế mì tôm bằng các món ăn nhanh khác như cháo, súp, bánh mì, ngô,… Các món đảm bảo được tính nhanh gọn, tiện lợi của mì tôm và hoàn toàn không gây hại đối với cơ thể.

Khi ăn các bạn cần chú ý một số điểm sau để tránh tình trạng đau dạ dày

  • Đồ ăn thái nhỏ và mềm
  • Đảm bảo ăn chậm nhai kỹ
  • Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và không nên ăn quá no mỗi bữa
  • Sau khi ăn no không vận động mạnh, cần nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút sau khi ăn.

3.2. Đau dạ dày không nên ăn gì?

Ngoài mì tôm, bạn cần tránh một số loại thức ăn như:

  • Thức ăn có tính acid: các loại quả có múi như cam, quýt, chanh,.. các loại dấm, mẻ,…
  • Thức ăn dễ gây đầy bụng, chướng hơi: đồ ăn lên men như dưa, cà muối, măng,..
  • Thức ăn gây tổn thương trực tiếp dạ dày: rượu, bia, đồ ăn cay nóng, cà phê
  • Thức ăn gây kích thích tăng tiết acid như: Các đồ ăn chiên, rán như gà rán, xúc xích,..
  • Các loại thức ăn chiên cứng, dai: sụn, thịt nhiều gân,..

3.3. Đau dạ dày nên ăn gì?

  • Các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bảo gồm: trứng, mật ong,…
  • Thức ăn có tác dụng làm lành vết loét như: mật ong, nghệ tươi, hải sản,..
  • Thức ăn làm giảm tiết acid như: bánh mì, cơm, xôi, bánh chưng, cháo,..
  • Thức ăn có chứa nhiều vitamin như: hoa quả, ngũ cốc, đặc biệt là các loại hoa quả có màu đỏ (trừ ớt)

Tới đây chắc bạn đã biết có câu trả lời cho câu hỏi: đau dạ dày ăn mì tôm được không? rồi chứ. Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này tới người thân và bạn bè của bạn để mọi người hiểu về tác hại của mì tôm nhé.

5/5 (2 Reviews)