Đau dạ dày ăn măng được không?
Măng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng có mặt trong nhiều món ăn của người Việt. Tuy nhiên đối với bệnh nhân đau dạ dày, có ăn măng được không lại luôn là thắc mắc lớn.
Bài viết sau đây của dược sĩ Nhà thuốc Medphar sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh nhân đau dạ dày ăn măng được không và cách chế biến để măng an toàn nhất.
Có thể bạn quan tâm: Viên sủi thảo dược hỗ trợ điều trị đau dạ dày Yakumi
Xem chi tiết sản phẩm tại đây:
1. Thành phần dinh dưỡng của măng
Theo Đông y, măng không chỉ là một món ăn ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng trị bệnh. Ăn măng thường xuyên có thể trị đờm, lợi tiểu và sáng mắt. Ngoài ra, măng còn hấp thụ chất béo, làm tăng quá trình lên men thực phẩm, có tác dụng rất tốt trong tiêu hóa và bài tiết.
Nhìn chung, măng có hàm lượng calo (glucid) thấp và nhiều chất xơ. Các chất dinh dưỡng chính trong măng là protein, glucid, chất béo, đường, chất xơ, axit amin, và khoáng chất (kali, Canxi, Kẽm, Mangan, Crom, Đồng, Sắt, Photpho và Selenium)
Bảng: Thành phần một số chất dinh dưỡng chính trong 100g măng
Măng tre tươi | Măng nứa tươi | Măng vầu tươi | Măng chua ngâm | Măng khô | |
Nước(gam) | 92 | 92 | 91 | 92,8 | 23 |
Protein (gam) | 1,7 | 1,9 | 1,4 | 1,4 | 13 |
Glucid (gam) | 1,7 | 1,7 | 2,5 | 1,4 | 21,5 |
Chất béo | 0,5 | 0,2 | 0,6 | 0,3 | 2,1 |
Chất xơ (gam) | 4,1 | 3,9 | 4,5 | 4,1 | 36 |
Dù măng tươi là món ăn ngon và có nhiều chất dinh dưỡng, tuy vậy người đau dạ dày và một số đối tượng khác không nên ăn măng.
2. Lý do người đau dạ dày không được ăn măng
Măng có chứa một số Glucozit đặc biệt, khi vào dạ dày sẽ bị thủy phân tạo ra acid cyanhydric (HCN) – hay Cyanua làm dạ dày bị ăn mòn, khiến cho các vết loét bị lan rộng ra và đau hơn. Ngoài ra HCN còn khiến nhiều người bị ngộ động khi ăn các loại măng tươi, nước luộc măng hay măng chưa được chế biến kỹ….
Măng chứa nhiều chất xơ không tan, bị giữ lại lâu trong dạ dày gây khó tiêu hoá, dẫn tới những cơn đau dạ dày. Đặc biệt các loại măng càng già thì lượng chất xơ càng nhiều, vì vậy lại càng khó tiêu hóa hơn.
Măng muối chua chứa nhiều vi sinh vật lên men có thể làm tình trạng viêm loét nặng thêm
Đau dạ dày không nên ăn măng khô do có thể chứa chất bảo quản, hoá chất dùng trong sơ chế công nghiệp, bụi bẩn và vi khuẩn. Măng khô dai có thể gây khó tiêu, thậm chí tắc ruột. Đau dạ dày không nên ăn măng tươi vì chứa nhiều chất độc nhóm cyanin
Tác dụng phụ khi người đau dạ dày ăn măng thường gặp phải:
- Ợ hơi, ợ chua do không tiêu
- Đau bụng, rối loạn tiêu hoá
- Buồn nôn hoặc nôn
- Chứng bụng (đầy bụng), khó tiêu, thâm chí tắc ruột
- Táo bón
- Nhiều trường hợp ăn măng có thể làm người bệnh bị ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng.
Xem thêm:
3. Các đối tượng không nên ăn măng
Ngoài những người bị đau dạ dày thì một số đối tượng sau đây cũng nên tránh ăn măng:
- Người đau dạ dày không nên ăn măng. Các đối tượng dễ bị đau dạ dày bao gồm: thường xuyên dùng thuốc chống viêm, uống nhiều rượu bia, trong gia đình có người thân bị đau dạ dày
- Trẻ trong độ tuổi dậy thì: Trẻ em tuổi dậy thì cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện, mặc dù trong măng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mang lại có chứa axit oxalic- một chất có thể khiến cho cơ thể giảm hấp thu Canxi, Kẽm, Magie, Sắt… là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn dậy thì
- Người bị sỏi thận: do trong măng có chứa axit và canxi khó đào thải, vì vậy có thể tích tụ lại trong thận làm viên sỏi ro hơn…..
- Phụ nữ mang thai: măng chứa HCN- một chất làm nhau thai không bám chặt được vào tử cung, dẫn tới tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, măng là thực phẩm cấm kỵ đối với phụ nữ có thai
- Người xơ gan: do trong măng có thể chứa một số chất động, gây hại tới gan
- Người cao huyết áp: măng gây tình trạng nóng trong, làm máu khó lưu thông, huyết áp tăng đột ngột gây nguy hiểm cho người bệnh
- Bệnh nhân Gout: đặc biệt là măng chua, trong măng chua hứa nhiều axit, làm tăng lượng axit uric trong máu, làm nặng các vết sưng
- Những người đang trong quá trình hồi phục sức khỏe như: người vừa trải qua cuộc phẫu thuật, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi sức khỏe kém,…
- Người thường xuyên dùng thuốc Aspirin: bởi măng kết hợp với aspirin thì sẽ tạo ra chất gây viêm loét, tổn thương lớp niêm mạc dạ dày
- Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn măng, kể cả măng tươi hay măng chua. Măng làm giảm tác dụng của thuốc điều trị, làm bệnh nhân khó kiểm soát tình trạng bệnh.
4. Hướng dẫn cách ăn măng bớt độc
Ăn măng không chỉ có hại với người đau dạ dày mà còn có hại với cả những người bình thường nếu không biết cách chế biến và sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến và sử dụng các loại măng:
- Không nên ăn măng ngâm giấm. Măng ngâm giấm có chứa hàm lượng axit cao, khi ăn vào cơ thể sẽ khiến axit dạ dày tăng đột ngột gây đầy hơi, khó tiêu…Ngoài ra các loại măng ngâm giấm thường không được nấu chín, dễ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy không nên ăn măng ngâm giấm thường xuyên. Nếu ăn thì nên ăn kèm các loại thức ăn khác và chỉ ăn một lượng nhỏ măng ngâm giấm
- Đối với măng tươi: Phải sơ chế kỹ lưỡng trước khi chế biến.Trước tiên, bạn có thể làm sạch và ngâm măng với nước vôi trong (nếu không có nước vôi trong, có thể dùng ớt đập dập ngâm cùng măng). Ngâm qua đêm càng tốt. Sau đó, trụng măng với ớt, vớt ra ngâm ngay vào nước đá sau đó trụng lại lần nữa. Vậy là măng đã được sơ chế xong
- Đối với măng khô: Phải ngâm kỹ với nước vo gạo để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất độc hại như chất bảo quản
- Không ăn măng nếu măng có vị đắng: khi ăn nếu thấy măng còn đắng tức là còn axit cyanhydric vì vậy cần ngừng ăn ngay để tránh bị ngộ độc.
- Không nên luộc qua loa: mà phải luộc thật kỹ
- Không nên đậy vung khi luộc: vì chất độc không bay đi được
- Không sử dụng nước luộc măng
Đau dạ dày ăn măng được không? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời rồi chứ. Tóm lại, khi bị đau dạ dày, chúng ta cần tránh ăn các loại măng. Ngoài ra một số đối tượng khác như phụ nữ có thai, người có nguy cơ đau dạ dày, trẻ em tuổi dậy thì…. cũng cần tránh ăn măng.