THUỐC DẠ DÀY MUCOSTA

Thuốc Mucosta 100mg tại Nhà thuốc Medphar

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Mucosta 100mg. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc điều trị viêm, loét đường tiêu hóa được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1.Thuốc Mucosta là thuốc gì?

  • Nhóm thuốc: Mucosta là thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc điều trị viêm, loét đường tiêu hóa.
  • SĐK Mucosta: VN-10113-05
  • Nơi sản xuất: Hàn Quốc
  • Công ty sản xuất: Korea Otsuka Pharm Co., Ltd
  • Dạng bào chế: viên nén

2. Thành phần của thuốc Mucosta 100 mg

Thành phần:

Rebamipide ……………………………………………100 mg

Tá dược: vừa đủ 1 viên

Rebamipide là một một chất tương tự acid amin của quinolinone, được sử dụng từ năm 1980 trong điều trị loét dạ dày tá tràng. Rebamipide thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét dạ dày và ngăn ngừa tái phát loét.

Một số nghiên cứu cho thấy Rebamipide giúp tăng tổng hợp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nó cũng giúp là sạch các gốc tự do, ngăn chặn sự kích hoạt bạch cầu trung tính và sản xuất cytokine gây viêm.

3. Thuốc Mucosta giá bao nhiêu?Mua ở đâu

Giá bán Mucosta là 400.000 VNĐ/hộp, được bán tại Nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết bán hàng chính hãng từ nhà sản xuất.

4. Thuốc Mucosta có tác dụng gì?

Tác dụng của thuốc Mucosta: giúp làm giảm các triệu chứng và điều trị tận gốc bệnh viêm, loét dạ dày.

Cơ chế tác dụng của thuốc:

  • Cơ chế hoạt động của hoạt chất Rebamipide có trong Mucosta chính là bảo vệ các tế bào lành lặn và thay thế các mô bị tổn thương. Bảo vệ tế bào lành lặn thông qua việc tăng tiết chất nhầy, tạo thành một hàng rào bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của acid.
  • Rebamipide thay thế các mô bị tổn thương bằng cách kích thích yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), giúp chữa lành vết loét.

5. Thuốc Mucosta chữa bệnh gì?

Công dụng Mucosta là giúp bạn điều trị các bệnh cụ thể sau:

  • Giúp chữa lành bệnh viêm, loét dạ dày tá tràng: Giúp giảm nhanh các cơn loét dạ dày cấp tính, bạn sẽ không còn bị các triệu chứng đau bụng, ói mửa, ợ hơi, khó tiêu làm phiền.
  • Dùng trong điều trị những tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa do acid dạ dày tác động đến, gồm tình trạng phù nề, chảy máu, sưng đỏ hoặc ăn mòn thành tế bào.

6. Thuốc Mucosta liều dùng là gì?

Liều dùng

  • Liều Mucosta dành cho người lớn là 100mg một lần, tương ứng với 1 viên, ngày uống 3 lần.
  • Dùng điều trị liên tục từ 7 đến 14 ngày.
  • Không có đầy đủ nghiên cứu về độ an toàn khi dùng Mucosta với trẻ em dưới 18 tuổi. Do đó, không nên sử dụng thuốc với đối tượng này.

Thuốc Mucosta uống trước hay sau ăn?

Mặc dù thức ăn không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, nhưng làm trì hoãn tốc độ hấp thu thuốc. Do đó, để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc trước bữa ăn.

Thuốc Mucosta uống thế nào?

Thuốc được bào chế dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Bạn không được bẻ hay nghiền nát viên thuốc. Bạn nên uống nuốt chửng với một cốc nước.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều:

  • Trường hợp bạn quên uống thuốc, bạn nên bổ sung thuốc ngay khi nhớ ra.
  • Nếu thời điểm đó gần với liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và tiếp tục sử dụng thuốc theo quy định.
  • Bạn không được gộp 2 liều làm một.

Quá liều:

  • Nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể gặp phải các triệu chứng không mong muốn như đầy hơi, táo bón, ói mửa.
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để có thể xử lý kịp thời.

7. Thuốc Mucosta Rebamipide 100mg chống chỉ định với những ai?

Không sử dụng thuốc Mucosta 100mg nếu bạn quá mẫn với hoạt chất Rebamipide hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong tá dược.

8. Thuốc Mucosta tác dụng phụ là gì?

Phản ứng có hại của thuốc Mucosta không phổ biến, thường ở mức độ nhẹ, thoáng qua và có thể biến mất khi điều chỉnh liều dùng.

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Mucosta liên quan đến rối loạn hệ tiêu hóa, bao gồm táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Tình trạng quá mẫn và phát ban đã được báo cáo, thường hiếm gặp (chiếm ít hơn 1% người bệnh sử dụng thuốc).

Ngoài ra, bạn có thể gặp các tác dụng khác như: đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn vị giác, run, phù nề, giảm bạch cầu, tiểu cầu, rối loạn chức năng gan, phản ứng phản vệ, sốc, vàng da, sốt.

9. Khả năng tương tác của thuốc Mucosta

Thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và thận. Hoạt chất Rebamipide giúp bảo vệ niêm mạc và làm giảm tác dụng phụ của thuốc NSAID khi dùng kết hợp.

Hoạt chất Rebamipide ít xảy ra tương tác thuốc khi dùng với các thuốc khác. Do đó, có thể dùng đồng thời Rebamipide với nhiều loại thuốc khác mà không sợ bị ảnh hưởng đến tác dụng điều trị.

10. Thận trọng khi dùng thuốc dạ dày Mucosta

Phụ nữ mang thai:

Không có đầy đủ các dữ liệu về sự ảnh hưởng của hoạt chất Rebamipide với thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, tốt nhất bạn không nên sử dụng thuốc trong giai đoạn này. Bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ về việc sử dụng Rebamipide nếu cần thiết.

Phụ nữ cho con bú:

Rebamipide có thể truyền sang bé thông qua sữa mẹ. Nếu bạn sử dụng thuốc Mucosta để điều trị, bạn nên ngừng cho bé bú.

Lái xe, người điều khiển máy móc:

Không có dữ liệu nào về việc dùng thuốc Mucosta gây ảnh hưởng đến sự tập trung. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải biểu hiện bất thường, bạn cần nghỉ ngơi, không nên làm việc ngay khi vừa mới uống thuốc.

Suy gan, thận, người già:

Không cần điều chỉnh liều dùng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy gan, suy thận hoặc người cao tuổi.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc dạ dày Mucosta

Các cơn loét tái phát thường đem đến cảm giác khó chịu, đặc biệt tăng lên sau ăn no. Bạn cần tránh ăn quá no và không ăn các thực phẩm làm trầm trọng bệnh viêm, loét như cà phê, ớt, tiêu,…

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng.

Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở hoặc không có tem chống giả.

Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

Do dạng bàng chế là viên nén: do đó không được bẻ thuốc, nghiền thuốc khi uống

Bảo quản

  • Bạn nên bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh nhiệt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 20 đến 30 độ C.

12. Thuốc dạ dày Mucosta có tốt không?

Ưu điểm:

  • Thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng và chữa khỏi hoàn toàn các vết loét.
  • Thuốc an toàn, ít tác dụng phụ
  • Ít xảy ra tương tác thuốc, dễ dàng sử dụng khi bạn cần dùng nhiều thuốc.

Nhược điểm:

  • Giá thành khá đắt.
  • Khan hiếm, khó mua tại các nhà thuốc thông thường

13. Phân biệt Mucosta tablets 100mg thật giả

Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng, bạn cần kiểm tra các thông tin của thuốc trước khi mua. Một số đặc điểm bạn có thể tham khảo:

  • Vỏ thuốc màu hồng nhạt, chữ màu đen
  • Có mã vạch và thông tin nhà sản xuất trên vỏ
  • Cạnh hộp có sọc đen
  • Tem niêm phong nguyên vẹn.

Khi mua thuốc tại Nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và giá của thuốc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về bệnh và thông tin sử dụng thuốc.

14. Dược lý

14.1. Dược lực

  • Rebamipide giúp bảo vệ các tế bào lành và thay thế các tế bào bị tổn thương, làm lành vết loét.
  • Rebamipide bảo vệ các tế bào bằng cách tăng hàm lượng chất nhầy hòa tan, tăng lưu lượng máu niêm mạc thông qua hoạt động tổng hợp oxit nitric tăng cường, ức chế tổng hợp các chất trung gian gây viêm, làm sạch các gốc tự do.
  • Rebamipide giúp thay thế các mô bị tổn thương bằng cách kích thích yếu tố tăng trưởng biểu bì EGF, giúp hình thành thành mạch, tăng sản xuất các tế bào mới, làm lành vết thương.

14.2. Dược động học

Phân bố:

  • Hoạt chất Rebamipide chủ yếu liên kết với protein huyết tương, chiếm đến 98,4%. Rebamipide thường được phân bố ở dịch ngoại bào.

Chuyển hóa:

  • Rebamipide chuyển hóa bước một qua gan nhờ hệ thống cytochrom P450 (CYP). Hệ thống CYP450 thông qua quá trình hydroxyl hóa và glucuronid hóa, chuyển Rebamipide thành 6-hydroxy và 8-hydroxy rebamipide.
  • Vai trò của glucuronidation trong chuyển hóa Rebamipide rất thấp và không đặc hiệu.

Thải trừ:

  • Rebamipide thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa.
  • Phần còn lại được thải trừ qua phân.

15. Một số câu hỏi liên quan

Thuốc Rebamipide thuộc nhóm nào?

Thuốc Rebamipide thuộc nhóm thuốc kháng acid, có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Thuốc Rebamipide giúp giảm các triệu chứng, làm lành ổ loét và bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của acid dạ dày.

Những thực phẩm nào nên tránh khi dùng thuốc Mucosta?

Bạn không nên uống đồ uống có cồn, cà phê, thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, sa tế, bánh bích quy, cà chua, trái cây họ cam, quýt, sữa,… để quá trình điều trị diễn ra nhanh và hiệu quả nhất.

Tôi nên dùng thuốc Rebamipide trong bao lâu?

Tùy vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng thuốc sao cho phù hợp. Thông thường, thời gian dùng thuốc Rebamipide từ 7 ngày cho đến 8 tuần.

Một số lựa chọn thay thế

5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *