THUỐC DA LIỄU BEPROSON

Thuốc Beprosone tại Nhà thuốc MedPhar

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Beprosone. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc điều trị các bệnh da liễu được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1. Thuốc Beprosone là thuốc gì

  • Nhóm thuốc: Beprosone là thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu.
  • SĐK: VN-13175-11
  • Nơi sản xuất: Malaysia
  • Công ty sản xuất: HOE Pharmaceuticals Sdn, Bhd.
  • Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi da.

2. Thành phần của thuốc Beprosone Cream 15g

Thành phần chính của thuốc Beprosone là:

Betamethasone dipropionate………………………………………..0,064%.

Tá dược: vừa đủ

Thông tin về Betamethasone: Betamethasone là một corticosteroid có tác dụng kéo dài. Betamethasone có hoạt tính glucocorticoid mạnh và có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm.

3. Thuốc Beprosone giá bao nhiêu?Thuốc Beprosone mua ở đâu uy tín

Giá thuốc Beprosone là 50.000 VNĐ/hộp. Bạn có thể mua thuốc Beprosone tại Nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết bán hàng chính hãng từ nhà sản xuất.

Beprosone là thuốc bán theo đơn. Vì vậy, bạn cần có đơn thuốc của bác sĩ khi mua thuốc.

4. Thuốc Beprosone có tác dụng gì?

Betamethasone có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm các triệu chứng viêm và ngứa của viêm da đáp ứng steroid. Hoạt chất này có thể dùng tại chỗ để làm giảm các tình trạng viêm da hoặc tiêm ngoài da để kiểm soát một số biểu hiện rối loạn tự miễn dịch. Vì thế, tác dụng của thuốc Beprosone là làm giảm viêm cho các bệnh viêm ngoài da.

5. Thuốc Beprosone công dụng là gì?

Thuốc Beprosone được chỉ định điều trị cho các bệnh sau:

  • Viêm da dị ứng với 1 hoặc nhiều triệu chứng như: khô da, tróc vẩy, có các vết phồng rộp, đỏ, ngứa, khó chịu, râm ran, da sậm màu, đau da, nóng rát, da căng cứng, viêm.
  • Bệnh eczema ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh eczema (hay còn gọi là chàm) thường có những biểu hiện điển hình như: da xuất hiện các vết, đốm đỏ không rõ viền, hơi cộm và sẩn lên, rất ngứa; sau đó sẽ nổi mụn nước ở các vết trên, dễ vỡ; da dễ bị lở loét và viêm.
  • Lupus ban đỏ: ban đỏ nổi bất thường, thường ở cổ, bàn tay, mặt; các vết này giống như nổi dát nhưng dễ bị lở loét.
  • Beprosone cream cũng điều trị các bệnh vảy nến, vảy cá, kích ứng do côn trùng cắn.
  • Các bệnh viêm da dạng mụn rộp, hăm, viêm da do tiết bã nhờn (da đỏ hơn bình thường, bên trên có vảy trắng, có thể dầu hoặc khô, ngứa)

6. Liều dùng và cách dùng thuốc Beprosone Cream

Cách dùng:

  • Bôi một lượng mỏng lên vùng da cần điều trị 1-2 lần/ngày. Rửa sạch và lau khô vùng da bệnh trước khi bôi thuốc. Thoa đều cho sản phẩm thấm vào da.
  • Rửa sạch tay trước khi dùng thuốc.

Liệu trình sử dụng:

  • Một đợt điều trị thường kéo dài 2 tuần, tối đa là 4 tuần.
  • Một tuần chỉ được bôi nhiều nhất 60g sản phẩm.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều:

Trường hợp quên dùng thuốc, bạn có thể bổ sung khi nhớ ra. Nếu đã gần đến liều tiếp theo (khoảng 3 tiếng), bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc. Không nên gấp đôi liều thuốc để bổ sung.

Quá liều:

Betamethasone bôi tại chỗ có thể gây kích ứng toàn thân nếu dùng liều quá lớn. Nếu bạn nghĩ mình đã dùng quá liều, hay giảm lượng dùng và tần suất dùng thuốc ngay lập tức. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào khác thường, hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn để có những biện pháp xử lý kịp thời.

7. Chống chỉ định

Các trường hợp dưới đây không được dùng thuốc Beprosone:

  • Trẻ em dưới một tuổi.
  • Mụn trứng cá đỏ.
  • Viêm da quanh miệng.
  • Mụn bọc.
  • Da ngứa mà không viêm.
  • Viêm da quanh hậu môn và bộ phận sinh dục.
  • Nhiễm trùng da.
  • Người mẫn cảm với betamethasone và các corticosteroid.

8. Tác dụng phụ của thuốc Beprosone

  • Một số tác dụng ngoại ý có thể sẽ gặp phải khi dùng thuốc bôi Beprosone là: ngứa, châm chích, nóng rát da, khô da.
  • Các biểu hiện hiếm gặp hơn như: tăng mọc lông, giảm sắc tố da, kích ứng, nhiễm trùng cơ hội, phát ban.
  • Nếu có bất cứ biểu hiện nào kể trên, hãy giảm lượng dùng thuốc (hoặc ngưng sử dụng) và hỏi ý kiến bác sĩ để tìm giải pháp phù hợp.

9. Khả năng tương tác thuốc của Beprosone

Beprosone có thể tương tác với các thuốc ức chế CYP3A4 (ví dụ ritonavir, itraconazole). Các thuốc này gây ức chế chuyển hóa corticosteroid dẫn đến tăng phơi nhiễm toàn thân.

Các khả năng tương tác khác chưa được làm rõ.

10. Thận trọng khi dùng thuốc bôi da Beprosone

  • Phụ nữ mang thai: Không nên sử dụng thuốc bôi da Beprosone khi bạn đang có thai. Mặc dù chưa có nghiên cứu chính xác corticosteroid có ảnh hưởng đến thai nhi ở người nhưng nó đã gây quái thai cho một số động vật mang thai thử nghiệm. Nếu lợi ích cho mẹ không quá lớn, không thực sự cần thiết, bạn không nên dùng thuốc Beprosone để bảo đảm an toàn cho em bé.
  • Phụ nữ cho con bú: Hạn chế sử dụng thuốc Beprosone nếu bạn đang cho con bú. Không bôi thuốc vào vùng vú để tránh trẻ nuốt phải.
  • Lái xe: chưa có nghiên cứu cho thấy thuốc bôi Beprosone ảnh hưởng đến khả năng lái xe. Tuy nhiên, sử dụng Beprosone liều cao có thể gây đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, bạn cần thận trọng.
  • Người già: hạn chế sử dụng corticoid cho người già. Corticoid có thể gây ra một số biểu hiện rối loạn tâm thần kích động, không kiểm soát hành vi ở nhóm đối tượng này.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc mỡ Beprosone

  • Ngừng sử dụng thuốc nếu có các kích ứng.
  • Không dùng thuốc ở các vùng da nhiều nếp gấp, không băng kín sau khi bôi thuốc, vùng da điều trị cần được thông thoáng.
  • Tránh để sản phẩm dính vào mắt, thuốc có thể gây đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi, giảm liều lượng với trẻ em vì trẻ có khả năng dung nạp thuốc tốt hơn người lớn.
  • Nếu thấy tổn thương viêm đã có dấu hiệu nhiễm trùng, cần ngừng sử dụng thuốc. Việc tiếp tục sử dụng corticosteroid sẽ làm trình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc có chứa corticoid, do đó không được lạm dụng.
  • Sự an toàn của corticoid với thai nhi và trẻ em chưa được làm rõ. Vì vậy, tránh dùng thuốc cho những đối tượng này.
  • Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng thuốc. Không sử dụng thuốc đã hoặc sắp hết hạn.
  • Không sử dụng nếu hộp thuốc có dấu hiệu đã được mở, không có tem chống giả, tuýp thuốc bị bóp méo.
  • Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra

Bảo quản

  • Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Nhiệt độ bảo quản thích hợp là dưới 30 độ C.
  • Không để thuốc trong nhà tắm, vặn chặt nắp tuýp kem sau khi sử dụng. Để xa tầm tay của trẻ em.

12. Thuốc bôi ngoài da Beprosone có tốt không?

Ưu điểm:

  • Sản phẩm bôi ngoài da nên có tác dụng nhanh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay sau thời gian rất ngắn dùng thuốc.
  • Giá thành rẻ, dễ mua, giá khoảng 50.000 đồng

Nhược điểm

  • Vì là thuốc chứa corticoid nên có nhiều tác dụng phụ và dễ gây kích ứng.
  • Không nên sử dụng corticoid lâu dài.

13. Phân biệt tuýp thuốc Beprosone cream 15g thật giả

Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc trước khi mua. Một số đặc điểm nhận dạng của thuốc Beprosone bạn có thể tham khảo:

  • Vỏ giấy và tuýp kem đều có màu trắng.
  • Tên thuốc “Beprosone” màu đỏ.
  • Nhà sản xuất và các thông tin khác được in cẩn thận trên vỏ hộp, có nhãn phụ bằng tiếng việt.
  • Màu sắc sắc nét, không bị nhòe mực.
  • Tem niêm phong nguyên vẹn.
  • Tuýp thuốc không có dấu hiệu bị mở, không bị bóp méo.

Khi mua thuốc tại Nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và giá của sản phẩm. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về bệnh và các thông tin thuốc.

14. Dược lý

Dược lực:

  • Cơ chế tác dụng: Corticosteroid có khả năng ức chế hoạt động của bạch cầu trung tính, làm giảm và hạn chế các yếu tố gây viêm. Corticosteroid làm giảm mật độ tế bào mast, giảm chemotaxis và kích hoạt bạch cầu ái toan, giảm sản xuất cytokine bởi tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân.
  • Tác dụng dược lực học: Corticosteroid tại chỗ có đặc tính chống viêm, chống ngứa và co mạch

Dược động học

  • Thuốc mỡ chứa Betamethasone được xác định là thuốc bôi ngoài da có hiệu lực cao. Bên cạnh đó, Betamethasone cũng dễ được hấp thu qua đường tiêu hóa.
  • Betamethasone được chuyển hóa chủ yếu ở gan, đào thải qua thận và một số qua mật.

15. Một số câu hỏi liên quan

Thuốc Beprosone đỏ hay thuốc Beprosone xanh có tác dụng tốt hơn?

Tác dụng của Beprosone đỏ và xanh là như nhau do có cùng thành phần.

Tôi nên dùng thuốc Beprosone trong bao lâu?

Bạn nên ngưng dùng thuốc ngay khi đã hết các biểu hiện viêm và không còn triệu chứng nào khác. Không sử dụng thuốc quá lâu, thường sau khoảng 1-2 tuần sẽ khỏi bệnh.

Dùng thuốc Beprosone cho trẻ sơ sinh có an toàn ko?

Không nên sử dụng thuốc Beprosone cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Một số lựa chọn thay thế

5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *