Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Siloxogene. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.
1. Thuốc Siloxogene là thuốc gì?
- Nhóm thuốc: Siloxogene là thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
- SĐK thuốc Siloxogene: số đăng ký thuốc Siloxogene là
- Nơi sản xuất: Ấn Độ
- Công ty sản xuất: RPG LIFE SCIENCES LTD.
- Dạng bào chế: viên nén.
2. Thành phần của thuốc Siloxogene dạng viên
Thành phần:
Aluminium hydroxide ……………………………………….300mg
Magnesi hydroxyd ………………………………………….150 mg
Simethicone …………………………………………………..40 mg
Tá dược: Magnesi stearat, yellow tartrazine, natri benzoat, tinh bột ngô, hương cam trusil, natri carboxymethyl cellulose.
Thông tin về hoạt chất Aluminium hydroxide:
Aluminium hydroxide là một muối vô có tác dụng kháng acid. Khi đi vào dạ dày, Aluminium hydroxide phản ứng với HCl dạ dày, tạo muối clorua và nước, làm giảm lượng acid thừa trong dạ dày.
Thông tin về hoạt chất Magnesi hydroxyd:
Cũng giống như Aluminium hydroxide, Magnesi hydroxyd có tác dụng trung hòa acid dạ dày.
Ngoài ra, magnesi hydroxyd còn giúp tăng nhu động ruột, sử dụng trong giảm táo bón.
Thông tin về hoạt chất Simethicone:
Simethicone là một hỗn hợp của polydimethylsiloxane và silica gel ngậm nước. Simethicone là một chất chống tạo bọt, giúp giảm khí trong đường tiêu hóa.
3. Thuốc Siloxogene giá bao nhiêu?Mua ở đâu
Giá thuốc Siloxogene là 90.000 VNĐ/hộp, được bán tại Nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết bán hàng chính hãng từ nhà sản xuất.
4. Thuốc Siloxogene có tác dụng gì?
Tác dụng Siloxogene: Thuốc Siloxogene có tác dụng điều trị triệu chứng bệnh rối loạn đường tiêu hóa do tăng acid dạ dày gây ra.
Cơ chế hoạt động của thuốc:
Aluminium hydroxyd hòa tan chậm trong dạ dày, phản ứng với acid hydrochloric tạo muối aluminium clorua và nước. Ngoài ra, Aluminium hydroxyd ức chế hoạt động của pepsin bằng cách tăng độ pH và thông qua sự hấp phụ.
Magnesi đi vào dạ dày, kết hợp với các ion H+ của acid dạ dày, tạo muối clorua và nước. Magnesi hydroxyd trong ruột sẽ tích tụ nước và chất điện giải, làm tăng nhu động ruột.
Simethicone hoạt động bằng cách giảm sức căng bề mặt của bọt khí, là các khí dư thừa trong dạ dày, giúp phân tán và loại bỏ chúng ra ngoài cơ thể bằng cách ợ hoặc xì hơi.
5. Thuốc Siloxogene trị bệnh gì?
Công dụng thuốc Siloxogene: thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng các bệnh cụ thể sau:
- Dùng trong bệnh viêm, loét dạ dày, tá tràng: giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi do thừa acid gây ra.
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản: bạn sẽ không còn bị bỏng rát cổ họng, khô miệng, viêm họng làm phiền thường xuyên.
- Ngoài ra, thuốc được sử dụng trong trường hợp bạn bị rối loạn tiêu hóa do tăng acid dạ dày.
6. Liều dùng và cách dùng thuốc Siloxogene
6.1. Liều dùng Siloxogene
- Khi sử dụng thuốc với người lớn: liều dùng từ 1 đến 2 viên Siloxogene, ngày uống 3 lần.
- Dùng thuốc cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên: liều dùng từ ½ viên đến 1 viên Siloxogene, ngày uống 3 lần.
6.2. Cách dùng thuốc Siloxogene viên nhai
- Thuốc được bào chế dạng viên nén, bạn nên nhai nát thuốc trước khi uống để tăng tốc độ hòa tan thuốc trong dạ dày.
- Nếu dùng thuốc cho trẻ em, bạn có thể nghiền thuốc để trẻ dễ uống hơn.
- Bạn nên dùng thuốc sau khi ăn để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
6.3. Liệu trình sử dụng
Vì thuốc sử dụng trong điều trị triệu chứng tạm thời, nên thời gian dùng thuốc thường sẽ kéo dài cùng với các thuốc điều trị tận gốc cho đến khi điều trị khỏi hoàn toàn bệnh. Bạn nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
6.4. Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều
- Khi nhớ ra bản thân quên uống thuốc, bạn có thể uống bổ sung ngay khi nhớ ra.
- Nếu thời điểm này gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bạn không được gộp các liều dùng trong ngày lại với nhau.
Quá liều
- Nếu sử dụng quá liều Siloxogene, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, kích thích đường tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Khi gặp phải các tác dụng phụ này, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng.
- Trường hợp bệnh tiến triển xấu đi, bạn cần được đưa đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
7. Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Siloxogene nếu bạn bị mẫn cảm với Aluminium hydroxyd, Magnesi hydroxyd, Simethicone hoặc bất kỳ thành phần nào có trong tá dược.
Chống chỉ định với bệnh nhân bị suy thận nặng vì có thể gây tình trạng tích lũy nhôm, không đào thải được ra ngoài.
Không sử dụng thuốc Siloxogene cho bệnh nhân bị giảm phospho máu, bệnh nhân bị tăng magnesi máu.
8. Tác dụng phụ của thuốc Siloxogene
Magnesi hydroxyd làm tăng nhu động ruột, Aluminium hydroxide làm giảm nhu động, khi kết hợp với nhau tạo ra sự cân bằng, không ảnh hưởng quá nhiều đến nhu động ruột. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy, khi sử dụng Siloxogene bạn vẫn có thể gặp phải bệnh tiêu chảy hoặc táo bón.
Nếu bạn bị các bệnh lý liên quan đến thận, nguy cơ bị nhuyễn xương, sa sút trí tuệ do tích lũy nhôm là rất cao.
9. Khả năng tương tác của thuốc Siloxogene
Thuốc Siloxogene có thể làm giảm sự hấp thu, dẫn đến làm giảm tác dụng của một số thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh Tetracyclin
- Thuốc trị bệnh về xương khớp Penicillamine
- Thuốc an thần Phenothiazine
- Thuốc kháng sinh Quinolone
- Thuốc trị sốt rét Chloroquine
Do đó, bạn cần sử dụng Siloxogene vào thời điểm xa các thuốc này ít nhất 2 giờ.
10. Thận trọng khi dùng thuốc dạ dày Siloxogene
Khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai:
Không có báo cáo về phản ứng không mong muốn của Siloxogene với sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, tốt hơn nhất không nên sử dụng thuốc trong giai đoạn này.
Dùng Siloxogene với phụ nữ cho con bú:
Aluminium và Magnesium có thể bài tiết sang bé thông qua sữa mẹ. Với liều dùng được quy định, không xảy ra phản ứng có hại với bé. Các mẹ cần trao đổi thêm với bác sĩ về việc có nên sử dụng thuốc khi đang cho bé bú hay không.
Đối với lái xe, người điều khiển máy móc:
Thuốc Siloxogene không gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của bạn. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần theo dõi phản ứng của cơ thể khi sử dụng những liều đầu tiên. Nếu có các dấu hiệu ảnh hưởng đến sự tập trung, bạn nên nghỉ ngơi sau khi uống thuốc để đảm bảo an toàn.
Sử dụng Siloxogene với bệnh nhân suy thận:
Bệnh nhân suy thận nặng không được sử dụng thuốc. Khi các chức năng thận bị suy giảm, rất dễ tích tụ ion kim loại nhôm và magie. Điều này làm tăng nguy cơ gây bệnh não, suy giảm trí nhớ. Bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc nếu bị các bệnh liên quan đến thận.
11. Lời khuyên khi dùng Siloxogene thuốc trị bệnh dạ dày
Bệnh nhân bị bệnh thận cần lựa chọn loại thuốc điều trị khác, không nên sử dụng thuốc dạ dày Siloxogene vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Không sử dụng thuốc nếu đã quá hạn sử dụng. Hạn dùng thường được in trên vỏ hộp thuốc.
Bạn không nên sử dụng thuốc mà không có tem niêm phong hoặc bao bì đóng kín, tránh tình trạng thuốc giả, thuốc nhái.
Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra
Thuốc Siloxogene được bào chế dạng viên nhai, khi dùng bạn nên nhai nát thuốc để tăng tốc độ hấp thu của thuốc.
Bảo quản
- Thuốc nên được bảo quản trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh nhiệt.
- Nhiệt độ bảo quản thuốc tốt nhất là từ 20 đến 30 độ C.
12. Siloxogene thuốc viên có tốt không
Ưu điểm:
- Siloxogene giúp cắt nhanh cơn đau, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn loét nổi lên.
- Thuốc được bào chế dạng viên nén nên tiện sử dụng, dễ dàng mang theo bên mình hơn dạng gel.
Nhược điểm:
- Thuốc Siloxogene không điều trị tận gốc bệnh. Bạn cần sử dụng thêm các thuốc điều trị tận gốc như Omeprazole, Esomeprazole.
- Khan hiếm, khó mua tại các nhà thuốc thông thường.
13. Phân biệt thuốc Siloxogene viên nhai thật giả
Trên thị trường có nhiều cơ sở bày bán thuốc không có nguồn gốc, tình trạng thuốc giả, thuốc nhái được bán tràn lan, nếu bạn không để ý có thể rước bệnh thêm vào người. Bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc trước khi mua. Một số đặc điểm bạn có thể tham khảo:
- Hộp thuốc có màu đỏ, trắng.
- Hình dạ dày minh hoa có màu đỏ và cam
- Màu sắc sắc nét, không bị nhòe
- Tem niêm phong của nhà sản xuất nguyên vẹn.
Khi mua thuốc tại Nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và giá của sản phẩm. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về bệnh và các thông tin thuốc.
14. Dược lý
14.1. Dược lực
- Aluminum hydroxyd và magnesi hydroxyd có đặc tính kháng acid và được sử dụng để trung hòa acid dạ dày.
- Simethicone có hoạt tính chống tạo bọt, khử bọt nhờ khả năng thay đổi sức căng bề mặt của bọt khí, loại bỏ chúng ra ngoài qua ợ hơi, xì hơi.
14.2. Dược động học
- Magnesi hydroxyd phản ứng với acid HCl trong dạ dày, tạo thành magnesi clorua. Một phần muối magie được loại bỏ qua nước tiểu, phần còn lại được bài tiết qua phân.
- Aluminum hydroxide phản ứng với HCl tạo nhôm clorua và nước. Một lượng nhỏ nhôm được hấp thu sẽ được loại bỏ qua nước tiểu. Phần lớn nhôm sẽ liên kết với phosphat, carbonat, acid béo có trong cơ thể và bài tiết qua phân.
- Simethicone trơ về mặt dược lý, không hấp thu qua đường tiêu hóa và được bài tiết dưới dạng không đổi qua phân.
15. Một số câu hỏi liên quan
Có thể dùng Siloxogene cùng với rabicad 20 được không?
Có thể dùng Siloxogene với Rabicad 20, vì Rabicad 20 là thuốc giúp điều trị tận gốc các bệnh viêm, loét đường tiêu hóa. Khi kết hợp hai loại thuốc với nhau, vừa giúp điều trị triệu chứng bệnh tạm thời, vừa giúp diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Thuốc Siloxogene Gel có tốt hơn dạng viên nhai không?
Cả 2 dạng gel và dạng viên nhai đều có chứa hoạt chất và liều lượng như nhau, không thuốc nào có tác dụng tốt hơn thuốc nào. Tuy nhiên, dạng Siloxogene Gel dễ dàng sử dụng hơn và ít gây đắng hơn so với dạng viên cần phải nhai nát, thích hợp với khi dùng với trẻ em và người không chịu được đắng.
Siloxogene mất bao lâu để có tác dụng?
Siloxogene có tác dụng rất nhanh, chỉ sau 15 đến 20 phút là thuốc bắt đầu phát huy tác dụng Do đó, khi cơn đau bộc phát, bạn có thể sử dụng Siloxogene để giảm đau nhanh chóng.