THUỐC DẠ DÀY OMEPRAZOL

Thuốc Omeprazol

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Omeprazol. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc loét dạ dày tá tràng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1. Omeprazol là thuốc gì

  • Nhóm thuốc: Omeprazol là thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc điều trị viêm, loét dạ dày
  • Số Đăng ký: VD-21140-14
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Công ty sản xuất: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG
  • Omeprazol dạng bào chế: viên nang bao tan trong ruột

2. Thuốc Omeprazol thành phần gồm những gì?

Thành phần:

Omeprazole ……………………………………….20mg

Tá dược: Manitol, natri propylparaben, talc, PVP K30, acid copolymer, sucrose, titan dioxyd, natri lauryl sulfat, polysorbat 60.

Omeprazole được sử dụng trong giảm lượng acid dạ dày của bạn. Omeprazole có tác dụng điều trị các bệnh do tăng quá nhiều acid trong dạ dày.

Omeprazole được dùng trong điều trị các bệnh viêm, loét dạ dày, tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và một số bệnh khác có liên quan

Omeprazole có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, một vi khuẩn gây viêm, loét dạ dày ở người

3. Giá thuốc Omeprazol là bao nhiêu?Mua ở đâu

Giá thuốc Omeprazol 20mg là 15.000 VNĐ/hộp, được bán tại nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và miễn phí tư vấn 24/7. Cam kết phân phối sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất

Thuốc Omeprazol là thuốc bán theo đơn, bạn cần đảm bảo có đơn thuốc khi mua hàng.

4. Thuốc Omeprazole có tác dụng gì?

Tác dụng của thuốc omeprazole: thuốc Omeprazole giúp điều trị bạn điều trị các bệnh do tăng tiết acid gây ra.

Cơ chế hoạt động của thuốc:

Omeprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Bơm proton là hoạt động cuối cùng trong bước sản xuất acid dạ dày. Khi bơm proton bị chặn, dạ dày của bạn tạo ra ít acid hơn. Điều này có thể làm giảm các triệu chứng của bạn.

5. Thuốc Omeprazol trị bệnh gì?

Công dụng của thuốc omeprazol là giúp bạn điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm:

  • Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng: giúp bạn ngủ ngon giấc, không còn bị làm phiền bởi những cơn đau, không còn triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn khi bệnh tái phát
  • Giúp bạn điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Omeprazol làm giảm các triệu chứng bệnh gây ra như nóng rát cổ họng, nuốt có vị chua, khó nuốt, nấc sẽ biến mất
  • Tiêu diệt vi khuẩn H.pylori: Omeprazol sử dụng kết hợp với kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày.
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: các khối u làm tăng tiết hormone gastrin, gây tăng acid dạ dày. Omeprazol sẽ giúp bạn điều trị tận gốc viêm loét dạ dày do hội chứng Zollinger – Ellison gây ra.

6. Thuốc Omeprazol uống như thế nào?

6.1. Liều dùng omeprazole 20mg

Tùy vào loại bệnh cụ thể bạn gặp phải mà bác sĩ sẽ kê đơn chi tiết phù hợp với bạn. Thông thường, các bệnh sử dụng liều dùng như sau:

  • Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày, thực quản: Ngày uống 1 lần, liều dùng từ 20-40 mg, tương đương 1-2 viên Omeprazol. Dùng thuốc liên tục từ 4 đến 8 tuần. Liều duy trì có thể sử dụng là 20mg, ngày uống 1 lần.
  • Đối với bệnh loét dạ dày: ngày uống 1 lần, liều dùng 20mg. Trường hợp bạn bị nặng hơn có thể được tăng liều lên 40mg. Dùng liên tục trong 8 tuần.
  • Đối với hội chứng Zollinger – Ellison: liều dùng là 60mg, ứng với 3 viên, ngày uống 1 lần. Liều dùng có thể được bác sĩ chỉ định cao hơn nếu tình trạng bệnh của bạn nặng hơn.

6.2. Omeprazol uống khi nào?

  • Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên uống thuốc vào trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút.
  • Bạn có thể sử dụng Omeprazol kéo dài trong 2 tháng, sau 2 tháng bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra lại tình trạng bệnh.

6.3. Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều:

  • Nếu bạn quên uống thuốc, bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian đó gần với thời gian uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và thực hiện liều như quy định, không được tự ý tăng hoặc giảm liều.
  • Bạn có thể đặt giờ báo thức uống thuốc hoặc nhờ người thân nhắc mình uống thuốc đúng giờ

Quá liều:

  • Nếu dùng quá liều Omeprazol, bạn có thể gặp phải các phản ứng không mong muốn như đau đầu, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Khi có các biểu hiện bất thường, bạn cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh gây các biến chứng nguy hiểm.

7. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc nếu bạn quá mẫn với omeprazole, nhóm thuốc ức chế bơm proton hoặc các thành phần khác ghi trong tá dược.

Không dùng kết hợp Omeprazol với Nelfinavir.

8. Tác dụng phụ của Omeprazol

Ngoài tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tăng acid dạ dày, khi sử dụng Omeprazol bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như:

  • Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết: giảm bạch cầu, tiểu cầu
  • Rối loạn hệ miễn dịch: quá mẫn, sốt, phù mạch, sốc phản vệ
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: hạ natri máu, hạ đường huyết, hạ kali máu nặng
  • Rối loạn tâm thần: mất ngủ, kích động, trầm cảm, hung hăng, ảo giác
  • Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn vị giác
  • Rối loạn mắt: nhìn mờ
  • Rối loạn hô hấp: co thắt phế quản
  • Rối loạn tiêu hóa: bạn có thể bị đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, khô miệng, viêm miệng, viêm đại tràng
  • Rối loạn gan mật: tăng men gan, vàng da
  • Viêm da, nổi mẩn, mề đay, ngứa
  • Rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau khớp, đau cơ

9. Omeprazol tương tác thuốc như thế nào?

Omeprazol có thể xảy ra tương tác với Nelfinavir, atazanavir: nồng độ các thuốc này giảm khi sử dụng kết hợp với Omeprazol. Sự tương tác này có thể do ức chế enzym CYP2C19. Chống chỉ định dùng kết hợp các thuốc này.

Điều trị đồng thời với Omeprazol (20 mg mỗi ngày) và digoxin ở những người khỏe mạnh làm tăng khả dụng sinh học của digoxin thêm 10%. Chưa có báo cáo về độc tính của Digoxin. Tuy nhiên, khi dùng Omeprazol ở người cao tuổi cần thận trọng.

Cần tránh dùng kết hợp Omeprazol với Posaconazole và Erlotinib.

Một số loại thuốc khác có bị thể bị tăng chuyển hóa khi dùng với Omeprazol như:

  • Warfarin
  • 4-hydroxycoumarin
  • Acebutolol

Một số chất khác có thể bị giảm khi dùng với Omeprazol như:

  • 4-Methoxyamphetamine
  • 5-methoxy-N, N-dimethyltryptamine
  • Abemaciclib

Khi dùng cùng với thuốc ức chế bơm proton, nồng độ methotrexate đã được báo cáo là tăng ở một số bệnh nhân. Trong sử dụng Methotrexate liều cao, việc rút Omeprazol tạm thời có thể cần được xem xét.

Sử dụng đồng thời Omeprazol gây tăng nồng độ tacrolimus trong máu đã được báo cáo lâm sàng.

10. Thận trọng khi dùng thuốc dạ dày Omeprazol

  • Omeprazol dùng cho phụ nữ cho con bú: Mặc dù trên thực nghiệm không thấy omeprazol ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai và thai nhi, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn không nên sử dụng thuốc trong ít nhất 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
  • Omeprazol dùng cho phụ nữ có thai: Không nên sử dụng thuốc nếu bạn đang cho con bú. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
  • Lái xe, người điều khiển máy móc: Omeprazol gây một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến khả năng tập trung như mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt. Bạn cần thận trọng trong quá trình làm việc. Tốt nhất sau khi uống thuốc, bạn nên nghỉ ngơi, không tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao.
  • Chú ý bổ sung dinh dưỡng: Omeprazol và các thuốc có tác dụng ức chế proton đều có thể làm giảm hấp thu vitamin B12. Do vậy, bạn cần bổ sung vitamin B12 nếu sử dụng lâu dài omeprazol
  • Cảnh báo tình trạng hạ kali máu: Khi sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol có thể làm hạ kali máu nặng. Nếu không bổ sung kịp thời có thể gây ra các biểu hiện nghiêm trọng như mê sảng, co giật, chóng mặt, rối loạn nhịp tim. Điều này rất nguy hiểm và dễ bị bạn bỏ qua.
  • Nguy cơ hạ đường huyết: Nếu dùng đồng thời Omeprazol với digoxin, thuốc có thể gây ra hạ đường huyết. Chú ý tương tác thuốc này nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.
  • Cảnh báo nguy cơ loãng xương: Dùng Omeprazol trên một năm có thể gây giảm calci trầm trọng, làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương, thường gặp ở người già. Bạn cần bổ sung vitamin D, calci nếu dùng thuốc trong thời gian dài.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Omeprazol có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa, có thể dễ bị chủng Salmonella hoặc Campylobacter tấn công.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Omeprazol

Chỉ dùng thuốc khi đã loại trừ khả năng ung thư dạ dày, do thuốc sẽ làm mờ triệu chứng của ung thưThuốc làm giảm hấp thu B12, nếu sử dụng lâu dài cần bổ sung nếu cần

Không nên sử dụng lâu dài do làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm teo dạ dày

Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, nên cẩn thận khi đi lại đặc biệt là người già. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin D, calci nếu sử dụng lâu dài Omeprazol

Do dạng bàng chế là viên nang bao tan trong ruột: do đó không được bẻ thuốc, nghiền thuốc hoặc nhai khi uống. Vì omeprazol dễ bị mất hoạt tính trong môi trường acid dạ dày. Do đó, cần đảm bảo nguyên vẹn thuốc bằng bao tan trong ruột để không làm mất tác dụng của thuốc.

Bảo quản

  • Bạn nên bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh nhiệt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 20 đến 30 độ C.

12. Omeprazole có ưu điểm gì hơn Ranitidin

Omeprazol là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng mạnh nhất trong các loại thuốc điều trị loét dạ dày, Ranitidin là thuốc kháng histamin H2 có tác dụng yếu hơn.

Tuy nhiên, không thể dùng Omeprazol lâu dài, do có giảm hấp thu B12, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và gãy xương. Nếu sử dụng thuốc lâu dài, bạn cần sử dụng các vitamin, khoáng chất như vitamin B12, vitamin D, calci hoặc thực phẩm bổ dưỡng có chứa chất này để bổ sung lượng chất bị hao hụt.

13. Một số dạng thường dùng

  • Omeprazole 1 mg
  • Omeprazole 10 mg
  • Omeprazole 15mg
  • Omeprazole 20mg
  • Omeprazole 40mg
  • Omeprazole 60 mg
  • Omeprazol 500mg

14. Phân biệt thuốc Omeprazol thật giả

Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc trước khi mua. Một số đặc điểm nhận dạng bạn có thể tham khảo:

  • Vỏ hộp có màu vàng cam, vàng và trắng
  • Hình dạ dày màu cam nằm chìm bên dưới chữ “O” của Omeprazol.
  • Trên bao bì có logo, thông tin của nhà sản xuất
  • Tem niêm phong nguyên vẹn.

Khi mua thuốc tại nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và giá cả của thuốc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng (miễn phí cước gọi) để được tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và các thông tin về thuốc.

15. Tính chất dược lý

15.1. Dược động học

Hấp thu:

  • Omeprazole và omeprazole magiê là axit không bền và do đó được dùng bằng đường uống dưới dạng hạt bọc ruột trong viên nang hoặc viên nén. Chỉ sau 1 đến 2 giờ uống Omeprazol, kiểm tra thành phần của máu đã xuất hiện Omeprazole.
  • Hấp thu omeprazol diễn ra ở ruột non và thường được hoàn thành trong vòng 3-6 giờ. Lượng thức ăn đồng thời không ảnh hưởng đến sinh khả dụng.
  • Tính khả dụng toàn thân (sinh khả dụng) từ một liều uống omeprazol duy nhất là khoảng 40%. Sinh khả dụng của Omeprazol xấp xỉ 60%.

Phân bố:

  • Thể tích phân bố rõ ràng ở những người khỏe mạnh là khoảng 0,3 l / kg trọng lượng cơ thể.
  • Omeprazole liên kết với protein huyết tương 97%.

Chuyển hóa:

  • Hệ thống cytochrom P450 (CYP) chịu trách nhiệm chuyển hóa toàn bộ Omeprazole đưa vào cơ thể. CYP2C19 thể hiện đa hình là phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa, chịu trách nhiệm hình thành hydroxy omeprazole, chất chuyển hóa chính trong huyết tương.
  • Một số ít còn lại phụ thuộc vào một isoform cụ thể khác, CYP3A4, chịu trách nhiệm hình thành omeprazole sulfone.

Thải trừ:

  • Omeprazol chủ yếu được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa (chiếm khoảng 80%).
  • 20% còn lại được thải trừ qua phân, chủ yếu các chất thải có nguồn gốc từ dịch mật.

15.2. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc điều trị rối loạn liên quan đến axit, thuốc ức chế bơm proton, mã ATC: A02BC01

Cơ chế hoạt động

  • Omeprazole, một hỗn hợp chủng của hai chất đối kháng làm giảm bài tiết axit dạ dày.
  • Omeprazol là một chất ức chế đặc hiệu của bơm axit trong tế bào thành phần. Nó nhanh chóng hoạt động và cung cấp sự kiểm soát thông qua ức chế đảo ngược bài tiết axit dạ dày với liều dùng một lần mỗi ngày.
  • Omeprazole là một bazơ yếu và được cô đặc và chuyển thành dạng hoạt động trong môi trường có tính axit cao của ống nội bào trong tế bào thành phần, nơi nó ức chế enzym H + K + -ATPase – bơm axit.

Tác dụng dược lực học

  • Tất cả các tác dụng dược lực học quan sát được có thể được giải thích bằng tác dụng của omeprazole đối với bài tiết axit.
  • Liều 20mg omeprazole mỗi ngày một lần giúp ức chế nhanh chóng và hiệu quả sự tiết axit dạ dày vào ban ngày và ban đêm với hiệu quả tối đa đạt được trong vòng 4 ngày điều trị.
  • Với omeprazole 20 mg, mức giảm trung bình ít nhất 80% trong axit nội tâm mạc 24 giờ sau đó được duy trì ở bệnh nhân loét tá tràng, với mức giảm trung bình của sản lượng axit đỉnh sau khi kích thích pentagastrin là khoảng 70% sau 24 giờ sau khi dùng thuốc.

16. Một số câu hỏi liên quan

Omeprazol 20mg uống trước hay sau ăn?

Bạn nên uống Omeprazol vào trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Khi dùng thuốc, bạn không được nhai nát hoặc bẻ thuốc, vì sẽ làm phá vỡ lớp bảo vệ hoạt chất với acid dạ dày, dẫn đến mất tác dụng của thuốc.

Omeprazol có dùng được cho phụ nữ cho con bú?

Omeprazol có thể truyền sang bé thông qua sữa mẹ. Khi đang cho con bú, các mẹ không nên sử dụng thuốc. Nếu sử dụng thuốc, mẹ nên ngừng cho bé bú.

Omeprazol có dùng được cho phụ nữ có thai?

Không có báo cáo nào về việc sử dụng Omeprazol ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn không nên sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Omeprazol có phải kháng sinh?

Omeprazole là thuốc ức chế bơm proton, không phải thuốc kháng sinh. Omeprazol khi kết hợp với các thuốc kháng sinh như amoxicillin, claromycin sẽ có tác dụng diệt vi khuẩn H.pylori gây viêm, loét dạ dày.

Giá thuốc omeprazol của Mỹ có đắt không?

Một hộp Omeprazol của Mỹ có giá trên 20 dollar, đắt hơn hẳn so với giá thuốc nội địa. Bạn có thể lựa chọn thuốc ngoại hoặc thuốc nội địa phù hợp với túi tiền của mình.

Một số lựa chọn thay thế

5/5 (3 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *