THUỐC DẠ DÀY ESOMEPRAZOL

Thuốc Esomeprazol

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Esomeprazol. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc loét dạ dày tá tràng được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1. Esomeprazol stada 40mg là thuốc gì

  • Nhóm thuốc: Esomeprazol là thuốc đặc trưng trong nhóm thuốc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày
  • Số Đăng ký: VD-23967-15
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Công ty sản xuất: Công ty liên doanh TNHH Stada
  • Dạng bào chế: viên nang cứng

2. Thành phần của thuốc Esomeprazol

Thành phần chính:

Esomeprazole ……………………………………………….40mg

Tá dược: Titan dioxyd, Natri lauryl Sulfat, Core pellet, Natri cacbonat, MPMC E5, Dinatri hydrophosphat.

3. Thuốc Esomeprazole 40mg giá bao nhiêu?Mua ở đâu?

Giá thuốc Esomeprazole 40mg là 250.000 VNĐ/hộp, được bán tại nhà thuốc MedPhar. Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất.

4. Thuốc Esomeprazol có tác dụng gì?

Tác dụng của Esomeprazole là ức chế tiết axit dạ dày trên cơ chế ngăn chặn bước cuối cùng trong sản xuất axit dạ dày bằng cách liên kết cộng hóa trị với các nhóm cystein của sulfhydryl (được tìm thấy trên enzyme (H +, K +) – ATPase ở bề mặt bài tiết của tế bào thành dạ dày).

Enzyme (H +, K +) – ATPase hay còn gọi là bơm proton, giúp đưa axit vào trong dạ dày. Bơm proton bị ức chế dẫn đến ức chế bài tiết axit dạ dày.

Từ đó cho thấy tác dụng của hoạt chất Esomeprazole là:

  • Esomeprazole là thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc được sử dụng để kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày, thực quản GERD.
  • Esomeprazole giúp bảo vệ dạ dày của bạn, ngăn ngừa tái phát loét dạ dày hoặc tổn thương dạ dày do sử dụng mãn tính thuốc chống viêm phi steroid NSAID.
  • Esomeprazole giúp điều trị nhiễm H.pylori khi kết hợp với các kháng sinh như Amoxicilin, Metronidazole.
  • Thuốc Esomeprazole đã được chứng minh có khả năng ức chế sự tiết acid của dạ dày tương tự như omeprazole.

5. Thuốc Esomeprazol trị bệnh gì?

Esomeprazol chỉ định trong điều trị các bệnh:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): giúp bạn điều trị viêm thực quản do trào ngược acid, quản lý bệnh nhân lâu dài để ngăn ngừa tái phát. Esomeprazol giúp điều trị chứng ợ hơi, ợ nóng, đau rát ở cổ họng hoặc xương ức.
  • Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm phi steroid NSAID: thuốc Esomeprazol giúp chữa lành vết loét dạ dày, phòng ngừa loét dạ dày, tá tràng ở bệnh nhân có nguy cơ.
  • Điều trị hội chứng Zollinger Ellison: điều trị bệnh lý tăng tiết acid dạ dày do các khối u gây ra viêm, loét.
  • Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do H.pylori gây ra: không những có tác dụng chữa lành mà còn có tác dụng phòng ngừa.

6. Liều dùng và cách dùng thuốc Esomeprazol

6.1. Liều dùng:

Tùy thuộc vào bệnh cụ thể bạn mắc phải mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp cho bạn. Thông thường, phác đồ điều trị các bệnh như sau:

Trong điều trị loét dạ dày, tá tràng có nguyên nhân do vi khuẩn H.pylori:

  • Esomeprazol được sử dụng kết hợp với 2 loại kháng sinh là amoxicilin và clarithromycin.
  • Ngày uống thuốc 2 lần, liều dùng 20mg, tương đương nửa viên thuốc. Dùng thuốc liên tục trong 7 ngày.
  • Hoặc bạn cũng có thể dùng theo chỉ định: ngày uống 1 lần, liều dùng 40mg, tương đương 1 viên thuốc. Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 10 ngày.

Nếu bạn bị bệnh trào ngược GERD nặng có kèm theo viêm:

  • Ngày uống thuốc 1 lần, mỗi lần uống 1/2 đến 1 viên. Dùng liên tục trong 4 đến 8 tuần.
  • Sau thời gian này nếu vẫn còn các triệu chứng bệnh thì tiếp tục dùng thêm một liệu trình 4 đến 8 tuần nữa.

Khi dùng thuốc trong bệnh trào ngược dạ dày, thực quản không kèm theo viêm:

  • Ngày uống thuốc 1 lần, mỗi lần 1/2 viên.
  • Dùng liên tục trong 4 tuần.
  • Nếu hết 4 tuần chưa khỏi, dùng tiếp 4 tuần nữa theo ý kiến của bác sĩ.

Đối với bệnh loét dạ dày, tá tràng do sử dụng thuốc NSAID:

  • Ngày uống 1 lần, mỗi lần 1/2 viên.
  • Dùng trong 4 đến 8 tuần

Đối với điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn mà bác sĩ chỉ định liều dùng và thời gian dùng.
  • Nếu sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u mà không thành công, bạn phải dùng thuốc lâu dài.

Trong trường hợp sử dụng thuốc Esomeprazole cho các đối tượng đặc biệt:

  • Đối với bệnh nhân bị suy gan nặng: Bạn không được dùng thuốc quá 1 viên một ngày.
  • Bệnh nhân mắc suy thận, suy gan ở mức độ nhẹ đến trung bình, người già không cần điều chỉnh liều dùng.
  • Riêng với trẻ em: tùy theo cân nặng của trẻ để cho liều uống:
    • Trẻ có cân nặng từ 10 đến 20kg: ngày uống nửa viên, dùng liên tục trong 8 tuần
    • Trẻ có cân nặng trên 20mg: ngày dùng 1/2 viên, dùng liên tục trong 8 tuần.
    • Trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng thuốc như người lớn.

6.2. Esomeprazole uống trước hay sau ăn?:

Bạn nên uống Esomeprazol trước bữa ăn ít nhất 1 giờ. Bạn nên uống thuốc với nhiều nước, không được nhai hoặc nghiền nhỏ thuốc.

6.3. Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều:

Nếu bạn quên uống thuốc, bạn nên uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian đó gần với thời gian uống thuốc của liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và sử dụng thuốc theo liều dùng đã quy định. Tuyệt đối bạn không được gộp hai liều làm một.

Nếu bạn hay quên, bạn có thể hẹn đồng hồ hoặc nhờ người thân nhắc mình uống thuốc đúng giờ.

Quá liều:

Thực tế, chưa có báo cáo về việc sử dụng Esomeprazol quá liều gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Bạn có thể gặp phải các phản ứng xấu nếu sử dụng quá nhiều Esomeprazol như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu. Trong trường hợp này, bạn cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Bạn không được tự ý tăng hoặc giảm liều mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

7. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc nếu bạn quá mẫn cảm với Esomeprazol hoặc các thành phần khác có trong tá dược.

Không dùng kết hợp Esomeprazol và Nelfinavir.

8. Thuốc Esomeprazol tác dụng phụ là gì

Ngoài các tác dụng chữa bệnh, khi sử dụng Esomeprazol bạn có thể gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn. Tác dụng phụ của thuốc Esomeprazol là:

  • Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết: hiếm gặp trường hợp bị giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: bạn có thể bị sốt, phù mạch hoặc sốc phản vệ
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: bạn có thể bị phù, hạ natri máu hoặc hạ đường huyết
  • Mất ngủ, kích động, nhầm lẫn, trầm cảm. Trường hợp hiếm gặp bạn có thể bị ảo giác.
  • Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, dị cảm, buồn ngủ
  • Nhìn mờ
  • Rối loạn hô hấp: co thắt phế quản
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, nôn hoặc buồn nôn, khô miệng, viêm miệng, viêm đại tràng vi thể.
  • Rối loạn gan mật: tăng men gan, viêm gan, suy gan
  • Hiếm gặp tình trạng rụng tóc, nhạy cảm ánh sáng, viêm da, nổi mẩn.
  • Esomeprazol gây đau khớp, đau cơ, cơ bắp yếu.
  • Thuốc có thể khiến bạn khó chịu hoặc tăng bài tiết mồ hôi.

9. Thuốc Esomeprazol tương tác thuốc như thế nào?

  • Các PPI như esomeprazole cũng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế hoạt động của dimethylarginine dimethylaminohydrolase (DDAH), một loại enzyme cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Ức chế DDAH gây ra sự tích lũy hệ quả của chất ức chế tổng hợp nitric oxide không đối xứng dimethylarginie (ADMA), được cho là gây ra sự liên quan của PPI với nguy cơ biến cố tim mạch ở bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành không ổn định.
  • Esomeorazol tương tác với một số chất ức chế protease như nelfinavir và atazanavir, gây thay đổi sự hấp thu các chất ức chế protease.
  • Sử dụng đồng thời esomeprazole đã được báo cáo có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong huyết thanh. Bạn cần được theo dõi sự thay đổi của tacrolimus và được điều chỉnh liều tacrolimus nếu cần.
  • Esomeprazole ức chế CYP2C19, một enzyme chuyển hóa esomeprazole chủ yếu. Do đó, khi esomeprazole được kết hợp với các hoạt chất được chuyển hóa bởi CYP2C19, như diazepam, citalopram, imipramine, clomipramine, phenytoin, v.v., có thể cần tăng nồng độ trong huyết tương của các hoạt chất này.
  • Sử dụng đồng thời 30 mg esomeprazole dẫn đến giảm 45% độ thanh thải của diazepam chất nền CYP2C19.
  • Esomeprazole đã được kiểm chứng rằng không xảy ra bất kỳ tương tác thuốc nào với amoxicillin hoặc quinidine. Do đó, chúng có thể sử dụng kết hợp với nhau trong điều trị theo phác đồ.
  • Sử dụng đồng thời 40 mg esomeprazole cho bệnh nhân điều trị bằng warfarin trong một thử nghiệm lâm sàng cho thấy thời gian đông máu nằm trong phạm vi được chấp nhận.

10. Thận trọng khi dùng thuốc dạ dày Esomeprazol

  • Esomeprazole đối với phụ nữ có thai: Không đủ các dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng Esomeprazol có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai hay không. Tốt hơn nhất, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn không nên sử dụng thuốc trong giai đoạn này.
  • Phụ nữ cho con bú: Không có đủ thông tin để kết luận Esomeprazol có truyền qua sữa mẹ hay không. Trường hợp có bài tiết qua sữa mẹ, Esomeprazol có thể gây các phản ứng có hại với bé. Vì vậy, nếu bạn cần sử dụng thuốc để điều trị bệnh, bạn nên ngừng cho bé bú để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Lái xe, người điều khiển máy móc: tác dụng phụ hiếm gặp của Esomeprazol là gây buồn ngủ, mệt mỏi. Do đó, khi làm việc, bạn cần chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Bệnh nhân đang điều trị lâu dài bằng Esomeprazole (đặc biệt nếu bạn đang điều trị thuốc hơn một năm) cần được theo dõi thường xuyên
  • Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa như Salmonella và Campylobacter
  • Esomeprazol có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12 (cyanocobalamin) do hạ đường huyết hoặc achlorhydria. Khi dùng lâu dài Esomeprazol, bạn cần bổ sung lượng vitamin B12 bù đắp vào lượng thiếu hụt do tương tác thuốc gây ra.
  • Dùng Esomeprazol trong thời gian dài từ 3 tháng trở lên có thể gây hạ kali máu, dẫn đến các biểu hiện như run tay, mỏi cơ, mệt mỏi hoặc chóng mặt. Các biểu hiện này dễ bị bạn bỏ qua và có thể trở nên nghiêm trọng nếu bạn không bổ sung kali kịp thời.
  • Việc ngưng sử dụng PPI nhanh chóng như esomeprazole có thể gây ra hiệu ứng hồi phục và tăng lên sau một thời gian ngắn trong quá trình tăng tiết. Bạn nên ngừng sử dụng liều Esomeprazole giảm từ từ, hoặc giảm dần, trước khi ngưng để ngăn chặn hiệu ứng hồi phục này.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc dạ dày Esomeprazol

Trước khi dùng thuốc cần loại trừ khả năng ung thư dạ dày, do thuốc có làm giảm triệu chứng, khó phát hiện ung thư.

Dùng thuốc lâu dài có thể làm giảm hấp thu vitamin B12, những người dùng lâu dài cần đc kiểm tra sự thiếu hụt B12 để bổ sung phù hợp.

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng.

Nếu sử dụng hết liệu trình, vẫn không đỡ thì cần đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nên được chăm sóc theo các hướng dẫn lâm sàng hiện tại và họ nên có đủ lượng vitamin D và canxi.

Bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ánh sáng, tránh nhiệt, nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.

12. Thuốc dạ dày Esomeprazol có tốt không?

Ưu điểm:

  • Esomeprazol là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton PPI, có tác dụng mạnh nhất trong điều trị loét dạ dày, tá tràng, trào ngược GERD hay viêm nhiễm do vi khuẩn H.pylori gây ra.
  • Esomeprazol điều trị tận gốc, giúp bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Điểm này tạo sự khác biệt hơn hẳn so với thuốc Antacid chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng một cách tạm thời.

Nhược điểm:

  • Esomeprazol có thể làm giảm hấp thu B12, viêm teo dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây đau xương khớp, gãy xương nếu dùng thuốc trong một thời gian dài. Bạn cần bổ sung vitamin, calci nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài.

13. So sánh esomeprazol và omeprazol?

Esomeprazol và omeprazol đều là hai thuốc ức chế bơm proton PPI phổ biến nhất, đều được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến acid dạ dày như ợ nóng, viêm thực quản, trào ngược, loét dạ dày, tá tràng do nhiễm H.pylori.

Esomeprazol và omeprazol là hai thuốc tương tự nhau. Điểm khác biệt của chúng nằm ở cấu tạo hóa học của chúng.

Omeprazol có 2 đồng phân, trong khi esomeprazol có 1 đồng phân hóa học. Điều này dẫn đến sự khác biệt về cách thức hoạt động của chúng. Esomeprazol được sử lý chậm hơn, phát huy tác dụng chậm hơn nên có thể ức chế tiết acid trong thời gian dài hơn so với omeprazol.

Một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2002 cho thấy esomeprazole cung cấp sự kiểm soát GERD hiệu quả hơn so với omeprazole với cùng liều lượng.

Theo một nghiên cứu sau đó vào năm 2009 , esomeprazole giúp giảm đau nhanh hơn omeprazole trong tuần đầu tiên sử dụng. Sau một tuần, sự giảm triệu chứng là tương tự.

14. Một số dạng thường dùng

  • Esomeprazol 10 mg: thuốc bào chế ở dạng viêm nang cứng
  • Esomeprazol 20mg: thuốc bào chế ở dạng viên nang cứng
  • Esomeprazol 40mg dạng tiêm: thuốc ở dạng tiêm truyền tĩnh mạch
  • Esomeprazol 40 mg: thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng.

15. Phân biệt thuốc Esomeprazole thật và giả

Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin được ghi trên bao bì sản phẩm. Một số đặc điểm bạn có thể tham khảo:

  • Trên hộp thuốc có logo và địa chỉ của nhà sản xuất
  • Số “40” màu trắng trên nền màu tím
  • Tem của nhà sản xuất không có dấu hiệu bị mờ

Khi mua thuốc tại nhà thuốc MedPhar, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng, giá cả của thuốc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng để được tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh.

16. Dược lý

16.1. Dược động học

Hấp thụ

Esomeprazole là acid, dễ bị chuyển hóa, được sử dụng ở dạng viên nang cứng. Esomeprazol đi vào cơ thể rất nhanh, chỉ sau 1-2 giờ là đạt nồng độ cao nhất trong máu. Sinh khả dụng tuyệt đối là 64% sau một liều 40 mg và tăng lên 89% sau khi lặp lại mỗi ngày một lần. Ăn thực phẩm vừa trì hoãn vừa làm giảm sự hấp thu của esomeprazole mặc dù điều này không có ảnh hưởng đáng kể đến tác dụng của esomeprazole đối với độ axit intragastric.

Phân bố

Trạng thái ổn định, esomeprazol có tỉ lệ phân bố trong cơ thể là khoảng 0,22 l / kg trọng lượng cơ thể.

Chuyển hóa

Esomeprazole được chuyển hóa hoàn toàn bởi hệ thống cytochrom P450. Phần chính của quá trình chuyển hóa esomeprazole phụ thuộc vào CYP2C19 đa hình, chịu trách nhiệm hình thành các chất chuyển hóa hydroxy- và desmethyl của esomeprazole.
Phần còn lại phụ thuộc vào một isoform cụ thể khác, CYP3A4, chịu trách nhiệm hình thành esomeprazole sulphone, chất chuyển hóa chính trong huyết tương.

Thải trừ

Các thông số dưới đây phản ánh chủ yếu dược động học ở những người có enzyme CYP2C19 chức năng, chất chuyển hóa rộng rãi.

Tổng thanh thải huyết tương khoảng 17 l / h sau một liều duy nhất và khoảng 9 l / h sau khi dùng lặp lại. Thời gian bán hủy của esomeprazol trong cơ thể là 1,3h. Esomeprazole được loại bỏ hoàn toàn khỏi huyết tương giữa các liều mà không có xu hướng tích lũy trong thời gian dùng một lần mỗi ngày.

Các chất chuyển hóa chính của esomeprazole không có tác dụng đối với bài tiết axit dạ dày. Esomeprazole chủ yếu được bài tiết qua nước tiểu (chiếm khoảng 80%), còn lại bài tiết qua phân. Ít hơn 1% hợp chất cha mẹ được tìm thấy trong nước tiểu.

16.2. Dược lực

Nhóm dược lý: Thuốc ức chế bơm proton; Mã ATC: A02BC05.

Esomeprazole là đồng phân S của omeprazole và làm giảm bài tiết axit dạ dày thông qua cơ chế tác dụng đích cụ thể. Nó là một chất ức chế đặc hiệu của bơm axit trong tế bào thành phần. Omeprazol có 2 đồng phân đều có các đặc điểm dược lực giống nhau.

Cơ chế hoạt động

Esomeprazole là một bazơ yếu và được cô đặc và chuyển thành dạng hoạt động trong môi trường có tính axit cao của ống bài tiết của tế bào thành phần, nơi nó ức chế enzyme H + K + -ATPase – bơm axit và ức chế cả axit bazơ và kích thích bài tiết.

Tác dụng dược lực học

Khoảng 1 giờ uống thuốc, thuốc bắt đầu có tác dụng. Sau khi dùng lặp lại với 20 mg esomeprazole mỗi ngày một lần trong năm ngày, sản lượng axit trung bình sau khi kích thích pentagastrin giảm 90% khi đo 6-7 giờ sau khi dùng thuốc vào ngày thứ năm.

Sau năm ngày dùng thuốc với 20 mg và 40 mg esomeprazole, pH nội mạc trên 4 được duy trì trong thời gian trung bình là 13 giờ và 17 giờ, tương ứng trên 24 giờ ở bệnh nhân GORD có triệu chứng. Tỷ lệ bệnh nhân duy trì pH nội tâm trên 4 trong ít nhất 8, 12 và 16 giờ tương ứng là cho esomeprazole 20 mg 76%, 54% và 24%.

Sử dụng AUC như một thông số thay thế cho nồng độ trong huyết tương, mối quan hệ giữa ức chế bài tiết axit và phơi nhiễm đã được chứng minh.

Chữa viêm thực quản trào ngược bằng esomeprazole 40 mg xảy ra ở khoảng 78% bệnh nhân sau bốn tuần, và 93% sau tám tuần.

Điều trị một tuần với liều esomeprazole 20 mg và kháng sinh thích hợp, kết quả là loại trừ thành công H. pylori ở khoảng 90% bệnh nhân.

Sau khi điều trị tiệt trừ trong một tuần, không cần phải điều trị đơn trị liệu bằng các hoạt chất chống nôn để chữa lành vết loét hiệu quả và giải quyết triệu chứng trong loét tá tràng không biến chứng.

Hiệu quả lâm sàng

  • So với ranitidine, esomeprazole cho thấy hiệu quả tốt hơn trong việc chữa lành vết loét dạ dày ở bệnh nhân sử dụng NSAID (gồm cả COX-2)
  • So với giả dược, esomeprazole cho thấy hiệu quả tốt hơn trong việc ngăn ngừa loét dạ dày và tá tràng ở bệnh nhân sử dụng NSAID (bệnh nhân trên 60 tuổi, có hoặc không có tiền sử viêm loét).

17. Một số câu hỏi liên quan

Esomeprazole phụ nữ có thai dùng có được không?

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng Esomeprazole trừ khi được bác sĩ cho phép.

Esomeprazole 10 cho trẻ sơ sinh có được không?

Esomeprazole với liều dùng 10mg có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh trong điều trị viêm thực quản do acid dạ dày trào ngược. Bạn không được tự ý cho bé uống vì cần có sự chuẩn đoán của bác sĩ mới được sử dụng thuốc.

Một số lựa chọn thay thế

Tham khảo tại:
eMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/4727/smpc

0/5 (0 Reviews)

One thought on “THUỐC DẠ DÀY ESOMEPRAZOL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *