THUỐC BẢO VỆ GAN VIN – HEPA

Thuốc bảo vệ gan Vin- Hepa tại Nhà thuốc Medphar

Tại bài viết này, Nhà thuốc Medphar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Vin- Hepa. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc điều trị bệnh gan được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1.Thuốc Vin- Hepa là thuốc gì?

  • Nhóm thuốc: Vin Hepa là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị gan, có tác dụng điều trị chứng suy giảm chức năng gan
  • SĐK: VD-18413-13
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO)
  • Dạng bào chế: dung dịch tiêm

2. Thành phần của thuốc Vin- Hepa

Thành phần:

L-ornithine-L-aspartate ……………………….. 500mg

Tá dược: Nước cất pha tiêm vừa đủ………… 5ml

Thông tin về L-ornithine-L-aspartate: 

L-ornithineL-aspartate là một hóa chất được tạo thành từ axit amin ornithine và axit aspartic. Hầu hết các axit amin được sử dụng để tổng hợp protein nhưng L-ornithine-L-aspartate không được sử dụng để tạo protein. Thay vào đó, nó sẽ phân hủy trong cơ thể để cung cấp axit ornithine và axit aspartic. Hai thành phần này có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan: xơ gan, viêm gan mạn tính.

3. Thuốc Vin- Hepa giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Vin- Hepa có giá 150.000 VNĐ/ hộp. Bạn có thể mua thuốc Vin- Hepa tại nhà thuốc Medphar. Chúng tôi cam kết bán hàng chính hãng từ nhà sản xuất. Nhà thuốc có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tổng đài tư vấn 24/7 nên bạn có thể mua thuốc mọi lúc mọi nơi.

Vin- Hepa là thuốc kê đơn nên bạn phải cầm theo đơn của bác sĩ khi đi mua thuốc.

4. Thuốc Vin- Hepa có tác dụng gì?

L-Ornithine L-Aspartate (LOLA) là sự kết hợp của hai axit amin hoạt động bằng cách bảo vệ gan khỏi các chất hóa học có hại (gốc tự do), do đó ngăn ngừa tổn thương gan.

Cơ chế hoạt động: L-ornithine-L-aspartate làm tăng nồng độ Ornithine và Axit Aspartic trong cơ thể. Hai loại axit amin này có tác dụng thúc đẩy chu trình Ure và quá trình tổng hợp Glutamine, từ đó làm giảm nồng độ của Amoniac trong máu.

5. Thuốc Vin- Hepa trị bệnh gì?

Thuốc Vin- Hepa có tác dụng:

  • Điều trị tăng nồng độ Amoniac trong bệnh gan cấp tính và mạn tính như: xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan.
  • Điều trị các rối loạn trong tiền hôn mê gan và bệnh lý não gan như rối loạn ý thức, hôn mê gan, các biến chứng thần kinh.
  • Điều trị một số bệnh lý ở gan như viêm gan mạn tính, viêm gan do rượu.

6. Liều dùng và cách dùng thuốc Vin- Hepa

6.1. Cách sử dụng

Vin- Hepa được dùng trong tiêm tĩnh mạch chậm.
Liều dùng của mỗi người không giống nhau. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ/ dược sĩ sẽ kê đơn phù hợp với mỗi người. Thường là:

Tiêm Thuốc Vin- Hepa vào tĩnh mạch từ  1-2 ống/ ngày.
Trong trường hợp bệnh nặng có thể tăng đến 4 ống/ ngày trong 3-4 tuần tiếp theo.

6.2. Liệu trình sử dụng

  • Liệu trình sử dụng thuốc vào khoảng 3-4 tuần.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần phải sử dụng đủ liều và đúng liều theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không nên bỏ quá 2 liều liên tiếp. Điều này làm giảm tác dụng của thuốc và tăng thời gian sử dụng thuốc.

6.3. Cách xử lý khi quên liều, quá liều

Quên liều:

Vin- Hepa là tiêm và được kê đơn của bác sĩ nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng quên liều. Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn không được tự ý nhờ người tiêm bổ sung mà phải thông báo ngay với bác sĩ.

Quá liều: 

Do quên liều nên bạn bổ sung bằng cách sử dụng hai liều quá gần nhau hoặc tăng liều để bổ sung?

Điều này sẽ gây nên nhiều hậu quả: trường hợp nhẹ thì buồn nôn, chóng mặt, nặng thì rối loạn tiêu hóa và nóng rát thanh quản. Khi xảy ra trường hợp này, bạn cần đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

7. Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với L-ornithine-L-aspartate hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan, thận nặng.
  • Người bị nhiễm Acid lactic, nhiễm độc Methanol, không dung nạp Fructose – sorbitol, thiếu men Fructose 1,6 – diphosphatase.

8. Tác dụng phụ của thuốc Vin- Hepa

Bên cạnh những lợi ích trong điều trị viêm gan thì Vin- Hepa cũng gây nên một số tác dụng phụ:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nổi mẩn ngứa, phát ban, cảm giác nóng rát tại thanh quản, vàng da.

Không phải tất cả các tác dụng không mong muốn của thuốc đều được thống kê. Do vậy, trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy bất kỳ triệu chứng lạ thì bạn nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

9. Khả năng tương tác thuốc của Vin- Hepa

Vin- Hepa có khả năng tương tác với các chất có trong rượu, bia, thuốc lá,… Do vậy không nên sử dụng những loại này trong thời gian sử dụng thuốc.

10. Thận trọng khi dùng thuốc Vin- Hepa

Thận trọng trong sử Vin- Hepa nếu bạn là một trong những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai: Sử dụng Vin- Hepa cho phụ nữ trong thời gian thai kỳ gây nên nhiều tác dụng xấu cho thai nhi như quái thai, dị tật bẩm sinh, lưu thai,… Do vậy, các mẹ không nên sử dụng thuốc trong thời gian này đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Phụ nữ cho con bú: Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Do vậy, mẹ không nên sử dụng Vin- Hepa trong thời gian cho con bú để tránh ảnh hưởng xấu tới trẻ, vì Vin- Hepa có khả năng bài tiết qua sữa mẹ.
  • Lái xe: Thuốc Vin- hepa không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do vậy các bác tài, người lái xe có thể sử dụng mà không ảnh hưởng đến công việc.
  • Suy thận: Thận trọng sử dụng thuốc cho người bị suy thận. Trong quá trình sử dụng thuốc bạn cần chú ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Nếu thấy phản ứng bất thường thì cần báo ngay với bác sĩ.
  • Người già: Công dụng của thuốc Vin- Hepa không bị thay đổi với nhóm người cao tuổi. Tuy nhiên nhóm người này thường mắc một số bệnh liên quan đến tuổi và có sử dụng thuốc bổ. Do vậy, trước khi sử dụng thuốc người nhà cần thông báo với bác sĩ về tình hình sức khỏe cũng như các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ tư vấn có nên sử dụng Vin- Hepa hay không.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc

Để Vin- Hepa đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số lời khuyên sau của chúng tôi:

  • Bạn không thể tự ý tiêm cho mình mà cần nhờ người có trình độ chuyên môn để tiêm thuốc: bác sĩ, y tá.
  • Kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng, đảm bảo thuốc còn hạn (36 tháng kể từ ngày sản xuất)
  • Không sử dụng thuốc gần đến ngày hết hạn. Bởi một số sai sót trong quá trình bảo quản làm dược chất trong thuốc biến đổi và không còn tác dụng như ban đầu.
  • Dùng đủ thuốc trong thời gian điều trị.
  • Thông báo với bác sĩ về loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc khi sử dụng Vin- Hepa.
  • Nếu sử dụng hết liệu trình mà dấu hiệu không thuyên giảm thì bạn nên đến trung tâm y tế để kiểm tra.

Bảo quản:

  • Vin- Hepa được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ môi trường.
  • Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Để xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

12. Thuốc Vin- Hepa có tốt không?

Vin- Hepa có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm gan, hiệu quả nhanh hơn các thuốc dùng ở dạng viên uống.
Tuy nhiên, các bạn sẽ khá bất tiện trong sử dụng thuốc vì cần phải nhờ người tiêm.

13. Các dạng thường dùng của thuốc

Ngoài dạng 500mg/5ml thường gặp, Vin- Hepa còn tồn tại 4 dạng bào chế khác: 

  • Thuốc Vin- Hepa 250mg: là thuốc có hàm lượng L-ornithine-L-aspartate 250g. Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống.
  • Thuốc Vin- Hepa 500: là thuốc có hàm lượng L-ornithine-L-aspartate 500mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viêm nang.
  • Thuốc Vin- Hepa 5g/10ml: là thuốc có hàm lượng L-ornithine-L-aspartate 5g/10ml. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc Vin- Hepa 1g: là thuốc có hàm lượng  L-ornithine-L-aspartate 1g/ 5ml. Dạng bào chế là ống, dùng để tiêm tĩnh mạch.

14. Phân biệt thật giả

Hàng giả xuất hiện và được bán tràn lan trên thị trường đã trở thành nỗi lo với những người mua hàng đặc biệt các sản phẩm liên quan đến vấn đề sức khỏe. Do vậy các bạn cần thận trọng trong việc tìm mua thuốc để tránh tình trạng tiền mất tật mang. Dưới đây là một vài đặc điểm nhận diện của thuốc Vin- Hepa hy vọng giúp các bạn tìm mua được thuốc chất lượng:

  • Hộp giấy có màu trắng và tím là chủ đạo.
  • Tên thuốc “ Vin-Hepa” màu trắng trên nền tím, to, rõ ràng.
  • Màu chữ sắc nét, không bị nhòe mực.
  • Thành phần thuốc: L-ornithine-L-aspartate 1000mg/5ml dược in ngay dưới tên thuốc.
  • Logo và tên công ty sản xuất  “VINPHACO” được in trên vỏ hộp.
  • Tem còn nguyên niêm phong.
  • Một hộp Vin- Hepa gồm 10 ống, mỗi ống 5ml.

Bạn có thể mua hàng tại Nhà thuốc MedPhar. Tại đây, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cũng như giá cả của thuốc.

15. Dược lý

Dược lực học:

Mã ATC: A05BA06

Nhóm dược lý: Thuốc điều trị suy giảm chức năng gan trong tăng amoniac huyết.

L-ornithine-L-aspartate khi vào cơ thể phân ly thành hai acid amin là Ornithine và Aspartate. Hai acid amin này là nguyên liệu tham gia vào chu trình Ure và quá trình tổng hợp Glutamine. L- Ornithine đóng vai trò chất nền cho chu trình tổng hợp Ure nhờ đó loại bỏ Amoniac trong máu. L- Aspartate kích thích enzym tổng hợp Glutamine gan và làm giảm nồng độ Amoniac.

Ngoài ra, hai acid amin này còn gián tiếp tạo ra năng lượng ATP bằng cách hoạt hóa chu trình Krebs để cung cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp Ure và kích thích sự hoạt động các chức năng khác của gan đặc biệt là chức năng chuyển hóa mỡ và tái tạo nhu mô gan. Đây là chức năng quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ và điều trị viêm gan.

Dược động học:

L-ornithine-L-aspartate được hấp thụ vào cơ thể nhờ các nhung mao của mao mạch ruột. Chúng di chuyển từ hệ tuần hoàn đến gan, sau đó được phân phối đi khắp cơ thể.

Quá trình chuyển hóa của L-ornithine-L-aspartate được diễn ra ở gan. Phần đạm và nhóm amin được chuyển hóa thành Amoniac, sau đó kết hợp với CO2 để chuyển thành Urê.

L-ornithine-L-aspartate được bài tiết qua nước tiểu, sinh khả dụng vào khoảng 79,4% – 85%.

16. Một số câu hỏi liên quan

  • Có thể uống rượu khi sử dụng Vin Hepa được không?

Không nên uống rượu trong thời gian điều trị Vin- Hepa. Rượu không tương tác với thuốc tuy nhiên trong trường hợp suy gan, rượu có thể làm trầm trọng thêm các biến chứng bệnh gan của bạn.

  • thể thay thế Vin- Hepa bằng Vin- Hepa 5g/10ml không?

Có thể thay thế Vin- Hepa bằng Vin- Hepa 5g/10ml. Vì thành thành phần và tác dụng của chúng tương tự nhau.

  • Tôi sử dụng Vin- Hepa liều cao có cần chú ý gì không?

Bạn chỉ sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ , không tự ý tăng liều. Nếu sử dụng thuốc tiêm Vin- Hepa ở liều lượng cao, bạn phải thường xuyên theo dõi nồng độ Ure huyết và Ure niệu.

 

Một số lựa chọn thay thế:

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *