Nhóm Thuốc PPI: Cơ Chế Tác Dụng, Tác Dụng Phụ và Các Thuốc Điển Hình

Thuốc PPI là một nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến tăng acid dịch vị dạ dày. Các thuốc phổ biến bao gốm Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole…

Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ ràng mọi thông tin liên quan đến nhóm thuốc này.

thuốc PPI
Thuốc PPI dùng trong điều trị tăng tiết acid dịch vị dạ dày

1. Thuốc PPI là thuốc gì

Thuốc PPI là nhóm thuốc ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors), có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày.

Thời Hy Lạp cổ đại,để làm giảm các triệu chứng do tăng tiết acid dịch vị, người ta đã sử dụng bột san hô (calci carbonat). Vào những năm 1970 và 1980, các thuốc đối kháng thụ thể H2 ra đời nhưng nhanh chóng bị thay thế bởi các thuốc ức chế bơm proton (PPI) có hiệu quả cao hơn.

Thuốc PPI có tác dụng gì?

PPI được dùng rộng rãi điều trị các bệnh lý gây ra bởi việc tăng tiết acid dịch vị. Trong điều trị lâm sàng thực tế, PPI thường được sử dụng để:

  • Điều trị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm dạ dày, viêm loét dạ dày cấp tính hoặc mãn tính
  • Dùng trong dự phòng biến chứng viêm loét dạ dày do tác dụng phụ của thuốc chống viêm
  • Phóng hợp kháng sinh trong điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori
  • Dùng trong điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.

2. Cơ chế tác dụng của thuốc PPI

2.1. Cơ chế tiết acid của dạ dày

Khi được kích hoạt bởi các yếu tố kích thích, tế bào viền (một loại tế bào ở niêm mạc dạ dày phụ trách việc tiết acid) sẽ hoạt động. Khi đó, hệ thống enzym H+/ K+ ATPase (bơm proton) trên màng tế bào sẽ hoạt động và bài xuất ion H+ (acid) từ tế bào vào dịch vị, làm tăng lượng acid trong dạ dày.

2.2. Cơ chế ức chế bơm proton là gì

Thông thường, PPI được bào chế ở dạng tiền thuốc, có nghĩa là sau khi đi vào ruột non thì thuốc sẽ bị biến đổi thành dạng có hoạt tính (bản thân hoạt chất ban đầu trong thuốc không có hoạt tính).

Thuốc PPI bị phân huỷ trong môi trường acid dạ dày, vì vậy thuốc thường được bào chế dạng bao tan trong ruột, tức là thuốc chỉ tan khi đã xuống đến ruột non.

Theo các bằng chứng khoa học, tại ruột non, thuốc PPI phân rã và được hấp thu vào máu và thể hiện tác dụng dược lý trong khoảng 1-1,5 giờ sau khi uống (Thời gian bán thải, T1/2 của thuốc = 1-1,5 giờ). Hiệu quả của thuốc PPI có thể kéo dài trong 10-14 giờ.

cơ chế tác dụng của thuốc PPI
Sơ đồ cơ chế tác dụng của thuốc PPi

Thuốc sau khi tan vào máu sẽ tới các tế bào niêm mạc dạ dày, tại đây hoạt chất trong thuốc PPI tạo liên kết không thuận nghịch với các ion H+. Cơ chế này giúp các thuốc PPI có thể chiếm giữ vịtris gắn liên kết của ATP, ức chế bơm Na+/K+/ATPase & H+/K+. Qua đó ức chế bơm tiết acid tại các tế bào viền thuộc niêm mạc dạ dày.

Tác dụng ức chế tiết acid của PPI thường đạt kết quả cao nhất sau ít nhất 5 ngày điều trị.

Thuốc PPI có tác dụng không hoàn toàn, ngay cả khi dùng liều cao thuốc PPI thì vẫn có khoảng ¼ số bơm proton của dạ dày hoạt động bình thường. Điều này đảm bảo cho việc không làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá bình thường của dạ dày.

Cơ chế điều hoà tiết acid của Gastrin
Cơ chế điều hoà tiết acid của Gastrin gây ra tác dụng phụ của PPI

Tuy nhiên, việc sử dụng PPI đồng thời cũng kích thích cơ thể tiết ra hormon Gastrin để chống lại việc ức chế bơm proton. Gastrin là một hormon kích thích tiết acid dịch vị.
Do vậy rất nhiều bác sĩ khuyến cáo về việc lạm dụng PPI. Ngay cả khi bệnh nhân đã dừng sử dụng PPI thì Gastrin vẫn được tiết ra, điều này làm acid dịch vị tiết ra nhiều hơn so với khi chưa dùng thuốc PPI. Đây là cơ chế gây ra các tác dụng phụ của thuốc PPI.

3. Các thuốc PPI gồm những thuốc nào?

Hiện nay ở Việt Nam chỉ cho phép sử dụng 5 thuốc PPI, gồm:

Thuốc Esomeprazol
Thuốc Esomeprazol 40mg

4. Thận trọng khi dùng thuốc PPI

Khi điều trị với PPI, thuốc có thể che dấu các triệu chứng của ung thư dạ dày, vì vậy cần loại trừ nguyên do này trước khi sử dụng.

Người bệnh có nguy cơ bị loãng xương ( phụ nữ có thai, người già…) cần được duy trì chế độ ăn đầy đủ canxi và vitamin D hoặc sử dụng thêm các biện pháp dự phòng khác nếu cần.
Khi dùng kéo dài PPI với các thuốc khác gây giảm magie huyết hoặc với digoxin cần theo dõi lượng Magie huyết

Thuốc ức chế bơm proton nếu cần điều trị lâu dài, phải giám sát định kỳ.

Cẩn trọng với người bị bệnh gan, phụ nữ có thai và cho con bú.

5. Thuốc ức chế bơm proton uống vào lúc nào

Một lần một ngày vào buổi sáng, trước bữa sáng 1 giờ. Khi uống thuốc không được bẻ, nhai hay làm vỡ viên mà phải nuốt cả viên ( do thuốc dễ bị phá hủy ở môi trường acid dạ dày nên phải dùng dưới dạng viên bao tan trong ruột).

Đối với thuốc Nexium (Hoạt chất Esomeprazole)

Câu hỏi thường gặp:Thuốc Nexium uống trước hay sau ăn?”
Trả lời: Thuốc Nexium 40mg nên dùng trước khi ăn 1 giờ. Lúc này, người bệnh nên uống thuốc với một cốc nước lọc, không nên uống thuốc Nexium 40mg với thức uống có gas, thức uống chứa cồn (bia,rượu),…

6. Tác dụng phụ của PPI

Tỷ lệ gặp tác dụng phụ liên quan đến PPI khá thấp. Tuy nhiên sau đây là các tác dụng pụ đáng chú ý của các PPI:

  • Đau đầu và rối loạn tiêu hóa: bao gồm (buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy, táo bón)
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng (bao gồm Clostridium difficile): do giảm tác dụng lượng acid ở dạ dày, khiến các mầm bệnh sống có thể di chuyển lên hoặc xuống trong đường tiêu hóa và xâm lấn đường hô hấp dưới.
  • Giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng: do acid dịch vị tạo môi trường để hấp thụ một số chất dinh dưỡng như vitamin B12, calci, sắt. Việc ức chế tiết acid dịch vị sẽ gây nên thiếu các chất dinh dưỡng này.
  • Thiếu vitamin B12 và sắt gây thiếu máu: Khắc phục bằng cách bổ sung thêm vitamin B12 và sắt bằng chế độ ăn và thuốc hỗ trợ.
  • Thiếu calci có thể gây loãng xương: Khắc phục bằng cách bổ sung thêm calci từ chế độ ăn
  • Rối loạn điện giải: Hạ magnesi máu nặng và giảm calci máu liên quan đến việc sử dụng PPI là tác dụng phụ hiếm gặp của PPI khi sử dụng thời gian dài. Các triệu chứng của hạ magnesi máu có thể gồm yếu cơ, chuột rút, dễ bị kích thích hoặc lú lẫn.
  • Giảm natri máu: Tác dụng phụ này rất hiếm gặp và thường gặp hơn ở người cao tuổi.
  • Viêm thận kẽ cấp tính: Đây là một tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc PPI.

7. Khi nào nên ngừng sử dụng thuốc PPI

  • Với Bệnh nhân bị thực quản Barrett cần sử dụng PPI kéo dài và sẽ khá khó ngưng thuốc.
  • Với bệnh nhân có tiền sử viêm loét thực quản nặng, chỉ nên cân nhắc ngừng PPI sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
  • Với bệnh nhân dùng PPI kéo dài, cần cân nhắc sự cần thiết phải tiếp tục điều trị với PPI trong các lần tái khám.
  • Với bệnh nhân lần đầu được kê đơn PPI, nhìn chung nên cân nhắc giảm liều từ từ khi đã kiểm soát được các triệu chứng do tăng tiết acid dịch vị
  • Với bệnh nhân ngưng sử dụng PPI và có triệu chứng tăng tiết acid hồi ứng (bù trừ) với các biểu hiện như trào ngược dạ dày thực quản thì cần phân biệt rõ với các triệu chứng của GERD-1 bệnh lí để chỉ định dùng PPI. Do đó có thể dủ dụng các antacid và chất chống đầy hơi để giảm triệu chứng của tăng tiết acid hồi ứng.

Tham khảo tại: Trung tâm DI&ADR Quốc gia

8. So sánh omeprazole và esomeprazole

so sánh Omeprazloe và esomeprazole
So sánh Omeprazloe và Esomeprazole (Nexium)

Đây là 2 thuốc phổ biến nhất của nhóm thuốc PPI dùng trong điều trị tăng tiết acid dịch vị dạ dày. Các điểm giống và khác nhau của 2 thuốc này được chúng tôi tổng hợp dưới đây:

Điểm chung:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) ( tác dụng ức chế tiết acid dạ dày
  • Tương tác với nhiều thuốc khác do ức chế enzym cytocrom p450.
  • Tác dụng phụ thường gặp: tiêu chảy, đau đầu, nôn ói …

Điểm khác nhau:

  • Omeprazole tồn tại ở cả dạng S và R
  • Esomeprazole là đồng phân dạng S của Omeprazole. Sinh khả dụng cao hơn (Hiệu quả điều trị cao hơn).

9. Các câu hỏi liên quan

Câu hỏi: Nên dùng thuốc PPI khi nào?

Trà lời: Nên dùng thuốc PPI trước khi ăn khoảng 1 giờ. Câu hỏi này tương tự thắc mắc về “Thuốc Nexium uống trước hay sau ăn?” mà chúng tôi đã giải đáp trước đây.

Câu hỏi: Thuốc PPI có dùng được cho phụ nữ có thai không?

Trả lời: Nên thận trọng, thuốc PPI có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ sử dụng thuốc PPI đối với phụ nữ có thai trong trường hợp không có thuốc thai thế an toàn khác và phải dùng theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị trực tiếp.

Câu hỏi: Thuốc PPI có dùng cho người lái xe và vận hành máy móc được không?

Trả lời: Dùng an toàn, thuốc PPI không gây ảnh hưởng thần kinh, không gây buồn ngủ và mất tập trung nên có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, cần lưu ý các tác dụng phụ khác của thuốc như rối loạn điện giải, thiếu máu và thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân.

Câu hỏi: Lưu ý gì khi mua và sử dụng thuốc PPI

Trả lời: Thuốc PPI là thuốc kê đơn và bạn chỉ được dùng khi có đơn thuốc từ bác sĩ. Không được tự ý mua và sử dụng thuốc PPI.
Các bác sĩ và dược sĩ cũng cần tuân thủ việc kê đơn PPI. Việc kê đơn PPI không theo hướng dẫn đã được ghi nhận tại:

  • Hoa Kỳ và Úc: đã khiến khoảng 40 – 65% bệnh nhân nhập viện
  • Hoa Kỳ và Vương quốc Anh: gần 40 – 55% bệnh nhân phải nhờ tới chăm sóc y tế ban đầu.
  • Việc lạm dụng PPI gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Không nên tự ý tăng giảm liều hoặc tự ý sư dụng PPI.

9. Các nhóm thuốc điều trị viêm dạ dày khác

  • Thuốc kháng acid: là thuốc có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị dạ dày, làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loét và do trào ngược dạ dày – thực quản. Gồm các thuốc: magie hydroxyd, Nhôm hydroxyd, Nhôm phosphat, simeticon.
  • Thuốc ức chế bài tiết pepsin: Thuốc ức chế H2 (cimetidin, famotidin, ranitidin, nizatidin, có tác dụng giảm bài tiết acid dạ dày bằng cách ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày nên ức chế bài tiết cả dịch acid cơ bản (khi đói) và dịch acid do kích thích (bởi thức ăn, histamin, cafein, insulin…)
  • Các thuốc khác: Muối bismuth(Thuốc bao phủ vết loét), thuốc hủy phó giao cảm, sucralfate,chất tương tự prostaglandin
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trong trường hợp nhiễm HP

Như vậy qua bài phân tích này, chúng tôi đã cung cấp tới bạn những thông tin tổng quan và chi tiết về nhóm thuốc PPI dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến dư acid dịch vị. Chúc bạn học tập tốt, điều trị tốt!

5/5 (2 Reviews)