Đau dạ dày bấm huyệt nào?

Cùng Nhà thuốc MedPhar tìm hiểu đau dạ dày bấm huyệt nào
Cùng Nhà thuốc MedPhar tìm hiểu đau dạ dày bấm huyệt nào

1. Tại sao bấm huyệt có thể chữa đau dạ dày

Chứng bệnh đau dạ dày được xem là chứng “Vị quản thống” theo y học cổ truyền. “Vị quản thống” là do khí trệ ở Tỳ và Vị (Dạ dày) gây ra. Huyệt là các vị trí nằm cố định trên cơ thể và có mối liên quan mật thiết tới toàn bộ tạng phủ và kinh mạch trong cơ thể. Bấm huyệt là việc sử dụng lực bàn tay hoặc ngón tay để ấn vào huyệt vị giúp giải phóng khí trệ và tăng lưu thông máu, làm giảm tình trạng khí trệ ở Tỳ và Vị. Đặc biệt, việc bấm vào các huyệt có liên hệ mật thiết với dạ dày sẽ kích thích dạ dày, làm tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.

Tuy nhiên, với trường hợp đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân nên sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng acid,… để làm giảm cơn đau nhanh chóng. Trong trường hợp này, bấm huyệt thường không đem lại cải thiện rõ ràng.

Bấm huyệt giúp giảm đau dạ dày đáng kể
Bấm huyệt giúp giảm đau dạ dày đáng kể

2. Đau dạ dày bấm huyệt nào

1 Thốn tương đương với chiều cao cơ thể (cm) chia cho 75.
Bạn nên kiên trì bấm huyệt từ 10 đến 15 ngày/ 1 đợt.

2.1. Huyệt Trung Quản

Vị trí huyệt: nằm ở vùng bụng, phía trên rốn và cách rốn khoảng 4 thốn, nằm ở vị trí giữa 2 bờ sườn

Tác dụng: làm giảm các cơn đau dạ dày và tăng bài tiết acid dạ dày

Cách bấm: dùng ngón tay cái bấm vào huyệt vị này trong khoảng 1 – 3 phút với lực mạnh cho tới khi có cảm giác tê lan vào bên trong dạ dày.

2.2. Huyệt Nội Quan

Vị trí huyệt: nằm cách đường ngấn cổ tay chỉ tay khoảng 2 thốn, ở giữa gân cơ gan tay bé và gan tay lớn

Tác dụng: giúp điều khí cho cơ thể, giảm triệu các cơn đau dạ dày, giảm đau vùng ngực, động kinh và mất ngủ

Cách bấm: dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt trong 2 phút tới khi có cảm giác căng tức tại chỗ

2.3. Huyệt Túc Tam Lý

Vị trí huyệt: nằm ở mặt ngoài đầu gối, đo từ đầu gối xuống khoảng 3 thốn

Tác dụng: giảm các cơn đau và cải thiện chức năng dạ dày

Cách bấm: dùng ngón tay cái bấm vào huyệt vị này với lực mạnh cho tới khi có cảm giác tê lan tới bàn chân. Nên day ấn 2-3 lần/ngày

2.4. Huyệt Thái Xung

Vị trí huyệt: nằm ở mu bàn chân, cách 1.5 thốn từ kẽ ở giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ

Tác dụng: giảm tần suất và mức độ của cơn đau dạ dày

Cách bấm: dùng ngón tay cái để day ấn huyệt tạo cảm giác căng tức tại chỗ trong khoảng 2 phút. Nên day ấn 2 lần/ ngày ( sáng và tối trước khi đi ngủ)

2.5. Huyệt Cự Khuyết

Vị trí huyệt: ở chỗ lõm của chấn thủy- cách rốn khoảng 6 thốn lên trên

Tác dụng: giảm đau thượng vị, tiêu hóa kém, ợ chua, mệt mỏi…

Cách bấm: dùng ngón tay bấm với lực vừa phải để tránh tổn thương lên gan.

2.6. Huyệt Thiên Xu

Vị trí huyệt: ngang rốn và cách rốn 2 thốn

Tác dụng: giảm đau dạ dày, trị tiêu chảy, táo bón, tắc ruột… Lưu ý huyệt này có khả năng kích thích co bóp tử cung, gây chuyển dạ sớm nên không bấm huyệt này cho phụ nữ mang thai

Cách bấm: dùng ngón tay day ấn huyệt trong 1-3 phút

2.7. Day ấn huyệt Lậu cốc

Vị trí huyệt: nằm ở chỗ lõm sát bờ sau phía trong của xương chày- cách mắt cá chân 6 thốn theo đường thẳng trên mắt cá chân

Tác dụng: Giảm tình trạng đau rát ở dạ dày, giảm trướng bụng, buồn nôn, sôi bụng, sa dạ dày

Cách bấm: dùng 2 đầu ngón tay day ấn với lực mạnh vào cả hai bên huyệt

2.8. Day ấn huyệt Công tôn:

Vị trí huyệt: nằm cách mắt cá chân 3 thốn, ở giữa thân và đầu sau thân xương đốt 1 của bàn chân

Tác dụng: giảm đau dạ dày, điều trị nóng gan bàn chân, rối loạn thần kinh, viêm ruột…

Cách bấm: dùng 2 đầu ngón tay day ấn khoảng 1 tới 3 phút, 1-2 lần/ngày.

3. Chuẩn bị gì trước khi bấm huyệt chữa đau dạ dày

Cần thực hiện xoa bóp vùng bụng trước khi bấm huyệt để chữa đau dạ dày để tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao hiệu quả giảm đau dạ dày.

Việc xoa bóp vùng bụng trước khi bấm huyệt gồm 7 bước sau:

  • Bước 1: Xoa vuốt. Nằm thả lỏng trên giường để vùng bụng được thư giãn. Người thực hiện sẽ đặt 2 bàn tay lên vùng quanh rốn rồi trượt hai tay lên nhau theo vòng tròn để làm nóng bụng.
  • Bước 2: Nắn bóp. Bóp nhẹ cơ bụng rồi kéo lên và thả xuống. Lặp lại ba lần giúp tăng cường lưu thông máu. Nên nắn bóp kết hợp với nhàu cơ để kích thích sâu vào hệ tiêu hóa.
  • Bước 3: Day ấn dọc khung đại tràng. Dùng lực đầu ngón tay day ấn nhẹ nhàng theo vòng tròn dọc các khung đại tràng
  • Bước 4: Ấn cơ: Đặt hai lòng bàn tay vào vùng bụng ngoài rồi ấn nhẹ ngón áp út và ngón tay giữa lần lượt về phía vùng bụng trong.
  • Bước 5: Rung cơ. Nắm chính giữa bụng, nhấc nhẹ lên và rung nhanh.
  • Bước 6: Lắc cơ bụng trực tiếp. Đặt 2 lòng bàn tay vào bụng và lắc cơ bụng.
  • Bước 7: Lắc cơ bụng gián tiếp. Nắm 2 cổ chân và rung lắc chân để cơ bụng cũng rung lắc theo.

Có thể dùng một chút tinh dầu đã được pha loãng với dầu nền để thoa một lớp mỏng lên bụng. Tinh dầu giúp làm nóng và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.

4. Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng bấm huyệt

Khi sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh xảy ra vấn đề ngoài ý muốn:

Phụ nữ mang thai hoặc người vừa trải qua phẫu thuật không sử dụng phương pháp này

Tránh tác động lên những vị trí bị nhiễm trùng hay có vết thương hở

Người thực hiện cần cắt móng tay gọn gàng và vệ sinh tay sạch sẽ

Bấm huyệt không thể thay thế các biện pháp điều trị chuyên sâu

Khi bấm phải sử dụng lực phù hợp với các huyệt đạo, không nên sử dụng lực mạnh lên các huyệt như huyệt Cự Khuyết

Không bấm huyệt khi quá đói hay no

Cần kiên trì thực hiện bấm huyệt thường xuyên vào sáng và tối khi chuẩn bị đi ngủ

Cần bấm đúng huyệt, nếu gặp khó khăn trong việc xác định huyệt thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ y học cổ truyền để được hỗ trợ.

5. Đông – Tây y kết hợp trong điều trị đau dạ dày

Phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày có tác dụng làm hết đau đối với cơn đau dạ dày nhẹ. Đối với đau dạ dày nặng và mãn tính thì phương pháp này chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau. Do vậy để chữa đau dạ dày nặng cần kết hợp Đông Y và Tây Y.

Một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị đau dạ dày:

Các thuốc kháng acid, thuốc kháng thụ thể H2, Thuốc PPI, thuốc chống loét và chống trào ngược dạ dày như nhôm hydroxide, canxi carbonate, Cimetidin, Esomeprazole,…
Thuốc điều hòa, chống đầy hơi và kháng viêm như thuốc tăng nhu động ruột,…

5/5 (1 Review)