15+ Chỉ định và chống chỉ định nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là quá trình đưa ống soi dạ dày qua đường miệng hoặc đường mũi đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng để quan sát nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị những bệnh lý của thực quản, dạ dày và tá tràng. Vậy những ai được chỉ định và chống chỉ định nội soi dạ dày. Hãy cùng Nhà thuốc MedPhar tìm hiểu ngay dưới đây.

Chỉ định và chống chỉ định nội soi dạ dày
Chỉ định và chống chỉ định nội soi dạ dày

1. Chỉ định nội soi dạ dày

1.1. Nội soi cấp cứu

Nội soi cấp cứu là quá trình nội soi khi bệnh nhân có một trong các biểu hiện:

  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài phân đen
  • Giun chui ống mật
  • Hóc dị vật

1.2. Nội soi có sử dụng thuốc tiền mê

Nội soi có sử dụng thuốc tiền mê được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Giun chui ống mật
  • Đau thượng vị, nôn không rõ nguyên nhân, hội chứng trào ngược
  • Thiếu máu, gầy sút cân
  • Nôn máu, đi ngoài phân đen
  • Đau ngực sau khi đã kiểm tra tim mạch bình thường
  • Nuốt nghẹn
  • Tiền sử dùng thuốc chống viêm, giảm đau
  • Hội chứng kém hấp thu
  • Cắt 2/3 dạ dày sau 10 năm
  • Bệnh polyp gia đình
  • Xơ gan
  • Bệnh Crohn

1.3. Nội soi qua đường mũi:

Nội soi qua đường mũi được chỉ định trong các trường hợp:

  • Đau thượng vị, hội chứng trào ngược, nôn không rõ nguyên nhân
  • Thiếu máu,sút cân
  • Nuốt nghẹn
  • Đau ngực sau khi đã kiểm tra tim mạch bình thường
  • Hội chứng kém hấp thu Cắt 2/3 dạ dày sau 10 năm
  • Tiền sử dùng thuốc chống viêm, giảm đau
  • Soi kiểm tra người bệnh trước mổ nặng
  • Xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa tiên phát
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh polyp gia đình
  • Tắc mạch sâu

2. Chống chỉ định nội soi dạ dày

Video: Những ai không nên nội soi tiêu hóa

2.1. Nội soi cấp cứu

  • Huyết động không ổn định, huyết áp tâm thu (chỉ số huyết áp trên) < 80 mmHg mà lại chưa có sẵn đường truyền máu.
  • Chưa có đường truyền máu.

2.2. Nội soi có thuốc tiền mê

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Bệnh nhân có tình trạng sau không được dùng phương pháp nội soi tiền mê
  • Bệnh nhược cơ
  • Glaucom góc đóng
  • Ứ đọng đờm, suy hô hấp
  • Nhiễm độc rượu cấp

Chống chỉ định tương đối

  • Bệnh phổi mạn tính
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Chấn thương sọ não
  • Trầm cảm
  • Nhịp tim chậm
  • Có thai

2.3. Nội soi qua đường mũi

Chống chỉ định tuyệt đối

Bệnh nhân mắc những bệnh sau đây không được nội soi qua đường mũi:

  • Bệnh lý ở thực quản có nguy cơ làm thủng thực quản: bỏng thực quản (do hóa chất) hoặc thuốc gây hẹp thực quản.
  • Suy tim
  • Cơn tăng huyết áp
  • Phình động mạch chủ ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy hô hấp, khó thở
  • Ho nhiều
  • Dị tật
  • Polyp cuốn mũi…

Chống chỉ định tương đối

  • Gù hay vẹo cột sống nhiều
  • Người bệnh tâm thần không phối hợp được
  • Người bệnh già yếu
  • Tụt huyết áp

3. Lưu ý trước khi nội soi dạ dày tá tràng

3.1. Trường hợp nội soi cấp cứu

  • Nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước nội soi.
  • Người nhà người bệnh viết cam đoan.
  • Bệnh nhân được giải thích về lợi ích và tai biến của thủ thuật và đồng ý soi.
  • Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa người bệnh cần phải đặt trước đường truyền tĩnh mạch.
  • Nếu bệnh nhân nội trú phải có bệnh án.

3.2. Trường hợp nội soi có sử dụng thuốc tiền mê

  • Nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước nội soi.
  • Bệnh nhân được giải thích về lợi ích và tai biến của thủ thuật và đồng ý soi.
  • Nếu bệnh nhân nội trú phải có bệnh án.

3.3. Trường hợp nội soi qua đường mũi

  • Nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước nội soi.
  • Bệnh nhân được giải thích về lợi ích và tai biến của thủ thuật và đồng ý soi.
  • Nếu bệnh nhân nội trú phải có bệnh án.

4. Rủi ro có thể gặp sau khi nội soi dạ dày

Mặc dù nội soi dạ dày là một thủ thuật an toàn, tuy nhiên, biến chứng do nội soi dạ dày vẫn có thể xảy ra dù tỉ lệ là rất thấp. Thường các rủi ro xảy ra khi bệnh nhân không phối hợp với bác sĩ.

Các rủi ro cần đề phòng trước khi nội soi.

  • Cần nhịn ăn: Trong khi nội soi có thể bị sặc thức ăn vào phổi. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ việc nhịn ăn trước 6 giờ nội soi.
  • Phản ứng với thuốc mê: Rất hiếm khi xảy ra phản ứng với thuốc mê được dùng trong quá trình nội soi. Để tránh xảy ra rủi ro này, người bệnh cần báo cho bác sĩ gây mê biết tất cả các thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng với thuốc hay với các chất nào khác.
  • Xuất huyết tiêu hoá: Xuất huyết tiêu hoá thường gặp trong trường hợp bác sĩ lấy mẫu sinh thiết hoặc can thiệp vào niêm mạc ồng tiêu hoá trong quá trình nội soi. Tuy nhiên, rủi ro này thường rất thấp và các bác sĩ có thể kiểm soát được.
  • Rách ống tiêu hoá trên: Đây là một biến chứng rất hiểm gặp (khoảng 3-5 trường hợp trong 10.000 ca nội soi chẩn đoán). Trong trường hợp thực quản hay một đoạn nào khác của đường tiêu hóa trên bị rách hay thủng, bệnh nhân sẽ được nhập viện và đóng lỗ thủng lại bằng kẹp kim loại qua nội soi hoặc bệnh nhân có thể được phẫu thuật để khâu lỗ thủng.
  • Nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng là rất thấp trong các trường hợp nội soi để chẩn đoán và lấy mẫu sinh thiết. Nguy cơ này chỉ tăng lên khi trong quá trình nội soi có những thủ thuật khác cùng thực hiện, không đảm bảo tính vô trùng. Đa số các tình trạng nhiễm trùng này thường khá nhẹ và có thể điều trị với kháng sinh. Nếu bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể sẽ dùng kháng sinh dự phòng trước khi tiến hành thủ thuật.

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện này sau khi nội soi dạ dày:

  • Sốt
  • Đau ngực
  • Đi ngoài phân đen hay phân sậm màu
  • Khó thở
  • Nuốt khó
  • Nôn mửa
  • Đau bụng nhiều và liên tục

Như vậy qua bài viết, chúng tôi tin rằng bạn đã có cho mình những kiến thức bỏ túi về những chống chỉ định nội soi dạ dày. Chúc bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi nội soi chẩn bệnh thành công.

5/5 (3 Reviews)