THUỐC BẢO VỆ GAN LIVOSIL

Thuốc bảo vệ gan Livosil tại Nhà thuốc MedPhar

Tại bài viết này, Nhà thuốc MedPhar sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về thuốc Livosil. Một sản phẩm nổi bật trong danh mục thuốc điều trị gan được đội ngũ bác sĩ và dược sĩ của chúng tôi tin dùng.

1.Thuốc Livosil là thuốc gì?

  • Nhóm thuốc: Livosil là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh gan, có tác dụng hỗ trợ chức năng gan.
  • SĐK: VN-18215-14
  • Nơi sản xuất: Lithuania
  • Công ty sản xuất: UAB “Aconitum”
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng

2. Thành phần của thuốc Livosil

Thành phần:

Silymarin ………………………………. 140mg

Tá dược: Calci hydrophosphat khan, tinh bột carboxymethyl natri loại A, talc, magnesi stearat, colloid silicon dioxide khan, vỏ nang (gelatin, titan dioxit (E171), indigocarmin (E132), màu vàng sắt oxide (E172)).

Thông tin về Silymarin:

Silymarin là một Flavonoid,  một loại thảo dược có nguồn gốc từ hạt cây kế sữa. Nó là một trong những hợp chất tự nhiên được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị các bệnh về gan trên toàn thế giới.

3. Thuốc Livosil giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Livosil có giá 900.000VNĐ/ hộp. Bạn có thể mua thuốc Livosil tại Nhà thuốc Medphar.

Chúng tôi có dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí 24/7. Cam kết bán hàng chính hãng từ nhà sản xuất.

4. Thuốc Livosil có tác dụng gì?

Tác dụng của thuốc Livosil dựa trên những đặc điểm của Silymarin: 

  • Do các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm và chống vi trùng, Silymarin được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh về gan.
  • Silymarin cũng làm tăng nồng độ glutathione ở gan bằng cách tăng lượng cysteine , đồng thời ức chế quá trình dị hóa của nó thành taurine có thể tăng cường khả năng chống oxy hóa trong gan.
  • Silymarin giúp giảm viêm và thúc đẩy sửa chữa tế bào. Điều này giúp giảm bớt các triệu chứng từ các bệnh gan như vàng da , xơ gan , ung thư gan và bệnh gan nhiễm mỡ.

Cơ chế:

  • Silymarin có khả năng ức chế các gốc tự do được tạo ra từ quá trình chuyển hóa các chất độc hại như ethanol, acetaminophen và carbon tetrachloride. Việc tạo ra các gốc tự do đã làm hỏng màng tế bào và gây ra quá trình lipoperoxide hóa.
  • Silymarin tăng cường glutathione gan và có thể góp phần bảo vệ chống oxy hóa của gan. Silymarin làm tăng tổng hợp protein trong tế bào gan bằng cách kích thích hoạt động RNA polymerase.

5. Thuốc Livosil trị bệnh gì?

  • Thuốc Livosil 140mg có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính, xơ gan, rối loạn chức năng gan và gan nhiễm độc do rượu, hóa chất, thuốc hại gan.
  • Giúp phòng ngừa các triệu chứng viêm gan, xơ gan.
  • Làm giảm các triệu chứng bệnh lý về gan như chán ăn, vàng da, mệt mỏi, táo bón,….

6. Liều dùng và cách dùng thuốc Livosil

Cách sử dụng:

Liều dùng thuốc Livosil phân theo độ tuổi và tình trạng bệnh:

  • Đối với người lớn: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Đối với trẻ em trên 2 tuổi: Phụ huynh cho trẻ uống 1 viên/ ngày.
  • Với những người đã sử dụng Thuốc Livosil trước đó, đang dùng liều duy trì thì chỉ sử dụng 1 viên/ ngày.
  • Thuốc Livosil được sử dụng trong đường uống, uống sau bữa ăn.
  • Thuốc Livosil nên được uống cả viên. Bạn không nên nhai hay nghiền nhỏ thuốc.

Liệu trình sử dụng:

  • Để thuốc mang lại hiệu quả cao, bạn cần uống Livosil liên tục trong thời gian 3 – 6 tháng.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần sử dụng đúng và đủ liều. Bỏ quá 2 liều liên tục sẽ làm thuốc giảm tác dụng và không đem lại hiệu quả như bạn mong muốn.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều:

Quên liều:

  • Nếu lỡ quên một liều, bạn hãy bổ sung ngay sau khi nhớ ra. Nhưng nếu gần đến liều sử dụng tiếp theo, bạn có thể bỏ qua và không bổ sung nữa.
  • Bạn không được tự ý tăng liều để bổ sung thuốc. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe vì nó xảy ra nhiều tác dụng phụ.
  • Để khắc phục tình trạng quên liều, bạn có thể đặt báo thức cho mỗi lần uống.

Quá liều:

  • Quá liều ít xảy ra hơn quên liều.
  • Thông thường, quá liều do nguyên nhân là: Tự ý bổ sung liều,quên là mình đã uống (Thường gặp ở người cao tuổi, người suy giảm trí nhớ), sử dụng hai liều quá gần nhau,….
  • Một số biểu hiện khi bạn uống thuốc Livosil quá liều: cảm giác nôn nao, chóng mặt, đau đầu, nổi ngứa,…. những biểu hiện này thường xuất hiện sau khoảng 10-15 phút uống thuốc.
  • Nếu xảy ra những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ mình sử dụng quá liều, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

7. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Livosil trong 4 trường hợp sau:

Người mẫn cảm với Silymarin và các thành phần của thuốc.

Trẻ em dưới 18 tuổi.

Người bị hôn mê gan.

Chống chỉ định với người bị ung thư vú, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng , lạc nội mạc tử cung, hoặc u xơ tử cung.

8. Tác dụng phụ của thuốc Livosil

Livosil là một thuốc khá an toàn và hiếm xảy ra tác dụng phụ. Nếu có thì thường có biểu hiện là:

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi,đầy bụng, đau bụng, chán ăn, mất cảm giác ngon khi ăn.
  • Phản ứng da: ngứa, nổi mẩn, nổi mề đay.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh: suy nhược thần kinh, khó chịu và mất ngủ.
  • Đau khớp.
  • Sốc phản vệ.

Ngoài những dấu hiệu kể trên, nếu thấy xuất hiện các hiện tượng bất thường khác, bạn nên đến trung tâm Y tế gần nhất để khám và chữa trị.

9. Khả năng tương tác thuốc của Livosil

Thành phần chính Silymarin trong thuốc có khả năng tương tác với:

  • Chất nền Cytochrom P450 2C9 (CYP2C9):  Livosil có thể ảnh hưởng đến enzyme này và các loại thuốc có thành phần Cytochrom, chẳng hạn như diazepam (Valium), warfarin (Coumadin, Jantoven) và các loại khác.
  • Thuốc trị tiểu đường: Silymarin làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Uống Livosil với thuốc trị tiểu đường làm giảm lượng đường trong máu.
  • Metronidazole (Flagyl): Silymarin làm giảm hiệu quả của kháng sinh Metronidazole.
  • Simeprevir (Olysio): Sử dụng cùng lúc Livosil với Simeprevir có thể làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương của bạn. Vậy nên cần tránh sử dụng cùng lúc hai loại này với nhau.
  • Sirolimus (Rapamune): Uống Livosil với chất ức chế miễn dịch Sirolimus sẽ làm cơ thể hấp thu cả hai chất chậm hơn.
  • Nếu cần thiết sử dụng cả Livosil và các thuốc có thành phần này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thời gian uống các loại thuốc khác nhau (cách nhau khoảng 2 tiếng).

10. Thận trọng khi dùng thuốc Livosil

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Livosil đến phụ nữ mang thai và cho con bú. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì tốt nhất bạn không nên sử dụng.
  • Lái xe: Thuốc Livosil không ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng lái xe, vận hành máy móc. Do vậy các bác tài, người vận hành máy móc có thể yên tâm sử dụng thuốc.
  • Suy thận, người già: Có thể sử dụng Livosil cho người suy thận, người già mà không cần điều chỉnh liều lượng. Tuy nhiên cần phải theo dõi chặt chẽ tình hình tiến triển bệnh với những người thuộc nhóm người này.

11. Lời khuyên khi dùng thuốc

Mặc dù thuốc Livosil rất an toàn và ít tác dụng phụ, nhưng bạn không nên bỏ qua 7 lời khuyên dưới đây để tránh xảy ra tác dụng không mong muốn và ảnh hưởng đến kết quả điều trị:

  • Không nên dùng Livosil cho người tiểu đường, điều này sẽ làm giảm lượng đường trong máu.
  • Livosil không phải thuốc kê đơn, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thông báo với bác sĩ/ dược sĩ về tình hình sức khỏe, các thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin mà bạn đang sử dụng để được tư vấn, tránh tình trạng tương tác thuốc.
  • Bạn nên kiểm tra hạn sử dụng, đảm bảo thuốc còn hạn sử dụng (36 tháng kể từ ngày sản xuất). Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc còn thừa từ lần điều trị trước (đã mở quá 2 tháng).
  • Nếu sau 1 tháng dùng thuốc mà không cảm thấy hiệu quả, có thể là do liều lượng và cách sử dụng thuốc chưa phù hợp. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ/ dược sĩ để chắc chắn hơn về liều dùng thuốc của mình.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá để tránh bệnh nặng hơn.

Bảo quản:

  • Livosil nên được bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ môi trường.
  • Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
  • Không bảo quản thuốc trong tủ lạnh.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

12. Thuốc Livosil có tốt không?

Ưu điểm:

  • Livosil là thuốc dễ hấp thu và ít tác dụng phụ.
  • Thuốc Livosil được bào chế ở dạng viên cứng nên rất thuận tiện trong việc sử dụng và mang theo bên người.

Nhược điểm:

  • Livosil cần thời gian điều trị dài (3-6 tháng) mới thu được kết quả tốt.
  • Giá thành của thuốc khá cao (900.000 đồng/ hộp 8 vỉ x 15 viên).

13. Phân biệt thuốc Livosil thật giả

Trên thị trường tràn lan những loại thuốc giả với mẫu mã, hình thức giống hệt với thuốc thật và rất khó phân biệt. Chẳng may uống phải những loại thuốc này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vì vậy, khi đi mua thuốc Livosil bạn phải chú ý 4 đặc điểm sau:

  • Livosil có 2 cách đóng gói:
  • Loại 1: Thuốc có vỏ giấy màu nâu, bên trong 2 vỉ thuốc, mỗi vỉ 15 viên nang cứng. Tên thuốc “Livosil” màu trắng, to, rõ ràng.
  • Loại 2: Thuốc có vỏ giấy màu xanh lá cây, bên trong có 8 vỉ thuốc, một vỉ 15 viên nang cứng màu nâu.  Tên thuốc  “Livosil” màu nâu, to, rõ ràng.
  • Hàm lượng và thành phần chính được in ngay dưới tên thuốc.
  • Tên công ty “acounium” và địa chỉ được in trên vỏ hộp.
  • Thuốc còn nguyên tem niêm phong.

Bạn có thể mua hàng tại Nhà thuốc MedPhar. Tại đây, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cũng như giá cả của thuốc.

14. Dược lý

Dược lực:

Silymarin là hỗn hợp của 4 flavonoid: Silibinin, Iso Silibinin, Silychristin, Silydianin . Silymarin có tác dụng bảo vệ gan.

Tác dụng của Silymarin:

  • Silymarin là chất chống oxy hóa, chất điều chỉnh hàm lượng Glutathione nội bào.
  • Silymarin là chất ổn định màng tế bào và điều hòa thẩm thấu ngăn chặn các tác nhân gây độc gan xâm nhập tế bào gan.
  • Là chất thúc đẩy quá trình tổng hợp ARN của ribosom, kích thích tái tạo gan.
  • Là chất ức chế chuyển đổi tế bào gan stellate thành myofibroblasts, quá trình liên quan đến sự lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan.

Do đó, Silymarin là thành phần chính trong các thuốc điều trị gan, có tác dụng bảo vệ gan, ức chế viêm gan và chống ung thư.

Dược động học:

  • Hấp thu: Silymarin ít tan trong nước, do đó kém hấp thu ở ruột- dạ dày, sinh khả dụng thấp.
  • Chuyển hóa: Nồng độ cao nhất của silymarin trong huyết thanh ở người khỏe mạnh đạt được sau khi uống silymarin là 1.3-1,8 giờ. Hầu hết lượng silymarin (75-90%) nhanh chóng liên hợp với nhóm sulfat và acid glucuronic.
  • Đào thải: Thời gian bán thải: 6 giờ. Chi 1-5% lượng silymarin sau khi uống được bài tiết ra dưới dạng không đổi trong nước tiểu.

15. Một số câu hỏi liên quan

  • Tôi không bị viêm gan nhưng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng phải uống rượu và hút thuốc lá rất nhiều, tôi có thể sử dụng thuốc Livosil được không?

Rượu, bia, thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng gan của bạn. Bạn nên sử dụng Livosil để phòng ngừa những căn bệnh xảy ra với gan của bạn và tăng cường sức khỏe.

  • Bé nhà tôi mới 6 tuổi, sợ uống thuốc. Tôi có thể nghiền nhỏ và thêm nước đường cho cháu uống có được không?

Nghiền nhỏ thuốc sẽ làm giảm hoạt chất của thuốc và khiến thuốc chậm phát huy tác dụng. Bạn cố gắng cho bé uống thuốc nguyên viên.

  • Có thể thay thế Milk Thistle Extract 1000mg bằng Livosil 140mg được không?

Hai loại thuốc này đều có thành phần là Silymarin và chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh gan. Tuy nhiên hàm lượng Silymarin và thành phần tá dược khác nhau nên một có một số tác dụng khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không nên tự ý đổi.

Một số lựa chọn thay thế:

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *